Thursday, December 18, 2014
NHỮNG TRỞ NGẠI THƯỜNG GẶP TRONG THI CÔNG ĐÓNG CỌC, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
NHỮNG TRỞ NGẠI THƯỜNG GẶP TRONG THI CÔNG ĐÓNG CỌC, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Cọc gặp vật cản
Hiện tượng
+ Đang đóng cọc xuống bình thường, chưa đạt được độ sâu thiết kế bỗng nhiên xuống chậm hẳn lại hoặc không xuống, hoặc búa đóng xuống bị đẩy lên mạnh.
+ Cọc bị rung chuyển mạnh dưới mỗi nhát búa.
Nguyên nhân
Có thể cọc gặp vật cản như đá mồ côi, hay một lớp đá mỏng, hoặc các vật cản khác trên đường xuống...
Biện pháp khắc phục
+ Ngừng đóng, nếu tiếp tục đóng sẽ gây phá hoai
cọc.
+ Nhổ cọc lên và phá vật cản bằng cách đóng xuống một ống thép đầu nhọn có cường độ cao, hay nổ mìn để phá vật cản.
+ Khi vật cản đã phá xong, ta tiếp tục đóng cọc:
Hiện tượng chối giả
Hiện tượng
Cọc chưa đạt tới độ sâu thiết kế (thường còn rất cao) mà độ chối của cọc đã đạt hoặc nhỏ hơn độ chối thiết kế.
Nguyên nhân
Do đóng cọc quá nhanh, đất xung quanh cọc bị lèn ép quá chặt trong quá trình đóng cọc, gây nên ma sát lớn giữa cọc và đất.
Biện pháp khắc phục
Tạm ngừng đong trong ít ngày để độ chặt của đất chung quanh cọc giảm dần rồi mới tiếp tục đóng.
Khi đóng cọc sau thì cọc đóng trước bị nổi lên
Hiện tượng
Khi đóng cọc trong nền đất chảy nhão, đất dính thì những cọc ở xung quanh (đã dược đóng trước) bị đẩy nổi lên.
Nguyên nhân
+ Do vị trí cọc gần nhau. phản lực phụ sinh ra trong đất đủ lớn tác dụng vào các cọc xung quanh và làm cho các cọc đó bị trồi lên
Biện pháp khắc phục
Dùng búa hơi song động có tần số lớn để thi công.
Cọc bị nghiêng
Nguyên nhân
+ Do kiểm tra không kỹ trước khi đóng cọc
+ Trong quá trình đóng gây lệch cọc.
Biện pháp khắc phục
+ Với những cọc đóng chưa sâu lắm thì dùng đòn bẩy hay tời để kéo cọc về lại vị trí thẳng đứng.
+ Với những cọc đóng xuống quá sâu thì phải nhổ cọc lên và sau đó đóng lại cẩn
thận.
Đầu cọc xuất hiện vết nứt trong quá trình đóng
Nguyên nhân
Do búa quá nhỏ so với sức chịu tải của cọc hay chiều cao rơi búa không hợp lý.
Biện pháp khắc phục
+ Chọn lại búa cho phù hợp
+ Thay đổi chiều cao rơi búa
+ Thay vật đệm đầu cọc mới.
Một số sự cố có thể xẩy ra khi đóng cọc và biện pháp xử lí - Offshore Pile
Trong quá trình thi công chân đế ngoài biển nói chung và thi công đóng cọc nói riêng thì thường gặp rất nhiều sự cố xảy ra do thời tiết biển khắc nghiệt, thất thường, do những sự bất thường trong thi công khó có thể lường trước được...Trong quá trình thi công đóng cọc thường xảy ra rất nhiều sự cố, nhưng điển hình nhất vẫn là các sự cố dưới đây:
1. Sự cố gẫy ngang cọc khi đóng
Nguyên nhân: Trong quá trình đóng cọc thì cọc quá dài làm, búa đóng lại đặt ở đầu cọc dẫn đến độ ổn định của thanh nhỏ cộng với lực nén lớn làm xuất hiện uốn tại các vị trí nguy hiểm, tại đó ứng suất lớn hơn ứng suất cho phép của cọc.
Biện pháp khắc phục: Bỏ đoạn cọc bị gãy thay đoạn cọc khác. Sau khi đã
thay đoạn cọc khác thì tiến hành đóng với lực tác dụng nhỏ hơn và chiều cao treo búa cũng thấp hơn và khi đóng các cọc khác cũng phải gia tải một cách từ từ cho búa đóng bằng cách tăng dần số lần đánh búa trong một thời gian.
2. Sự cố đầu cọc bị phá huỷ khi đóng:
Nguyên nhân: Do lực tác dụng vào búa lớn, nền đất cứng dẫn đến độ chối của cọc lớn hoặc sức chịu tải của đầu cọc chưa đảm bảo.
Biện pháp khắc phục: Cắt bỏ phần bị phá huỷ của đầu cọc (Thường với
đoạn cọc đầu tiên cắt 500 mm, với các đoạn còn lại cắt 1500mm). Đóng tiếp nhưng phải đóng với lực nhỏ hơn, gia tải một cách từ từ.
3. Sự cố cọc đóng xuống chiều sâu thiết kế mà độ chối vẫn không đảm bảo:
Nguyên nhân: Khảo sát nền đất chưa kĩ dẫn đến cọc gặp phải lớp đất yếu.
Biện pháp khắc phục: Lắp thêm cọc để đóng tiếp.
4. Sự cố bị tụt cọc
Nguyên nhân:Trong quá trình đóng cọc gặp phải nền đất quá yếu, khi lực búa lớn do hệ số ma sát quá nhỏ nên cọc bị tụt xuống phía dưới
Biện pháp khắc phục: Cho thợ hàn chui vào trong cọc để hàn các đoạn cọc
lại với nhau sau đó đóng tiếp.
5. Sự cố cọc chưa đóng hết thì bị chối
Nguyên nhân: Trường hợp này xảy ra khi mà gặp phải tầng đất tốt, hoặc gặp tầng đá cứng hoặc gặp đá mồ côi.
Biện pháp khắc phục là: Thay búa có công suất lớn hơn rồi đóng tiếp, nếu
vẫn không được thì lập báo cáo gửi về đất liền tính toán kiểm tra lại. Nếu sau khi tính toán thấy độ sâu cọc đã đảm bảo thì dừng lại, còn không đảm bảo thì có thể dùng phương pháp xói đất (Jetting) rồi tiếp tục đóng tiếp.
Ngoài các sự cố kể trên còn có nhiều sự cố nữa như cọc đâm thủng ống chính, hư tấm dẫn hướng, gặp độ chối lớn khi cọc chưa đến độ sâu thiết kế...
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 nhận xét:
Post a Comment