Wednesday, July 15, 2015

Để tìm được cách học hiệu quả nhất




Để tìm được cách học hiệu quả nhất, bạn cần hiểu rõ về:

  • Bản thân
·                  Khả năng học của bạn
  • Cách học hiệu quả mà bạn đã từng dùng
  • Đam mê, kiến thức và môn bạn muốn học
Có thể bạn học Vật lí khá dễ dàng nhưng lại trật vật khi học đánh tennis (hoặc ngược lại).
Tuy nhiên, mọi việc học đều có điểm chung: đó là chúng bao gồm các bước cơ bản sau:
Có bốn bước cơ bản: Hãy bắt đầu bằng việc in trang này và trả lời các câu hỏi.Sau đó, hãy vạch ra kế hoạch học từ những câu trả lời đó và với những Hướng dẫn học khác.
Bắt đầu với những kinh nghiệm đã có
Trước đây bạn đã học như thế nào? Bạn có:
  • Thích đọc không? Giải toán? Ghi nhớ? Diễn thuyết? Dịch? Nói trước đám đông?
  • Biết cách tóm tắt?
  • Tự đặt câu hỏi cho những gì bạn đã học
  • Ôn tập kiểm tra?
  • Có các thông tin từ các nguồn khác nhau?
  • Thích yên tĩnh hay thích học theo nhóm?
  • Cần nhiều tiết học ngắn hay chỉ một tiết học dài?
Thói quen học của bạn là gì? Những thói quen đó đã bao giờ thay đổi chưa? Phương pháp nào hiệu quả nhất? Kém hiệu quả nhất?
Bạn cảm thấy thoải mái với cách trình bày kiến thức nào nhất? Qua bài kiểm tra viết, bài thi học kỳ hay thi vấn đáp?
Liên hệ với việc học hiện tại
Tôi thích học cái này đến mức nào?
Tôi muốn dành bao nhiêu thời gian cho việc học này?
Điều gì có thể chi phối thời gian của tôi?
Những điều kiện hiện tại có thuận lợi để hoàn thành mục đích không?
Tôi có thể kiểm soát được gì và điều gì tôi không kiểm soát được?
Liệu tôi có thể thay đổi những điều kiện để thành công không?
Điều gì ảnh hưởng đến sự đam mê của tôi cho công việc này?
Tôi đã có một kế hoạch cụ thể nào chưa? Và kế hoạch học tập đó có tính đến những kinh nghiệm đã có và hiện tại chưa?
Cân nhắc quá trình và vấn đề
Tiêu đề là gì?
Các key word có bật ra ngay không?
Tôi có hiểu không?
Tôi đã có những hiểu biết gì về vấn đề này?
Tôi có biết các vấn đề liên quan không?
Những nguồn thông tin nào sẽ hữu ích?
Liệu tôi nên dựa vào một nguồn (ví dụ: sách giáo khoa) hay không?
Liệu tôi có cần các thông tin khác nữa không?
Khi tôi học, tôi có dừng lại và hỏi là liệu mình có hiểu những gì vừa học không?
Nên tiếp tục làm nhanh hơn hay chậm lại?
Khi tôi không hiểu, tôi có hỏi tại sao không?
Tôi có dừng lại và tóm tắt không?
Tôi có dừng lại và xem nó có logic không?
Tôi có dừng lại và đánh giá (tán thành hoặc bất đồng quan điểm?)
Hay tôi nên dành thời gian để nghĩ thêm và đọc lại sau?
Liệu tôi có cần thảo luận với bạn cùng học để “tiêu hóa” các thông tin này không?
Liệu tôi có cần sự giúp đỡ của một người hiểu biết, ví dụ: thầy cô giáo, thủ thư hay là một chuyên gia trong lĩnh vực này hay không?
Cùng nhìn lại
Tôi đã học đúng cách chưa?
Tôi đã có thể làm tốt hơn những gì?
Kế hoạch có tính đến sở trường hay sở đoạn của tôi chưa?
Tôi đã chọn điều kiện thích hợp chưa?
Công việc có thể coi là trót lọt chưa? Và tôi có nghiêm khắc với bản thân mình hay chưa?
Tôi đã thành công?
Nếu thành công, bạn nên ăn mừng đi!

Sắp xếp thời gian
Sự thực sẽ được tìm thấy bởi thời gian




Phát triển kỹ năng sắp xếp thời gian đòi hỏi những nỗ lực lớn.
 
Bạn có thể bắt đầu từ những hướng dẫn dưới đây nhưng cần thực hành và những hướng dẫn khác khi bạn tiến bộ dần.
Một mục tiêu là để bạn nhận thức được cách bạn sử dụng thời gian như một điều quan trọng khi sắp xếp, đặt việc quan trọng và đạt được thành công trong học tập khi có những hoạt động tri phối khác như đi làm, vui chơi cùng bạn bè, thời gian cho gia đình…

Chiến lược về cách sử dụng thời gian:
  • Tự tạo cho bạn các khoảng thời gian học
    Liệu mỗi lần học khoảng 50 phút có được không? Thường thì học trong bao lâu bạn cảm thấy không cần nghỉ? Một vài người thì thích nhiểu giờ nghỉ giải lao vì nhiều lý do khác nhau. Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian giải lao
  • Có tổng kết và updates sau mỗi tuần
  • Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc nào kém quan trọng thì làm sau.
    Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các mục khó trước
  • Học ở những nơi mà bạn ít bị phân tán
    để có được sự tập trung cao độ
  • Có “thời gian chết”?
    Bạn có thể đi dạo, hoặc đi xe đạp trong đôi lát…
  • Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học
  • Xem qua các tài liệu ngay sau giờ học
    Nếu trong 24 tiếng mà bạn không xem qua thì bạn dễ quên bài nhất.
  • Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, presentation, k‎y thi… )

Bạn thử dùng bài tập vui sau của trường Đại học Minnesota.
Đưa ra các tiêu chí sau để điều chỉnh thời gian cho thích hợp giữa việc học và làm các việc khác.
Những vật dụng hữu ích:
  • To-Do list- Danh sách những việc cần làm:
    Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định việc nào sẽ làm bây giờ, việc nào để sau, hay nhờ ai làm, hoặc hoãn việc nào sau một thời gian dài
  • Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/ tháng:
    Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu
    Nếu bạn là người thiên về sử dụng giác quan (nếu nhìn sẽ khiến bạn học vào đầu nhanh hơn), bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu.
    Điều đầu tiên, sáng dậy, đó là xem hôm nay phải làm những gì.
    Còn trước khi đi ngủ thì xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.
  • Lịch ghi kế hoạch lâu dài
    Sử dụng một bảng cho mỗi tháng để bạn có thể lên kế hoạch trước.
    Những lịch ghi kế hoạch lâu dài như thế này sẽ nhắc nhở để bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.

Được dịch sang Tiếng Việt bởi Nguyễn Thanh Hương, sinh viên trườngLafayette College, Pennsylvania, Hoa Kỳ, thực tập sinh của Quỹ Giáo dục Hoa Kỳ- Đông Dương (US-Indochina Educational Foundation) dưới sự giúp đỡ tài chính của Quỹ Freeman Assist và sự hướng dẫn của Giáo sư Mark Ashwill. Ngoài ra, còn có sự tham gia của Đào Tú Anh (Hà Nội) và Trần Hà Hải (Thành Phố Hồ Chí Minh). là một trang web giáo dục được lập ra và duy trì bởi Joe Landsberger . Những lời khuyên trong cẩm nang này được các học sinh sinh viên trên nước Mỹ và thế giới sử dụng rộng rãi. Trang web này được cập nhật lần cuối vào ngày 02-11-2005. Quyền tái bản được bảo đảm nếu tái bản dưới dạng copy miễn phí, in ấn, và phân phát dưới hình thức giáo dục phi thương mại với mục đích giáo dục rõ ràng. Không cần thiết phải ghi đường link đến trang web. Xin chỉ lưu ý trang web vẫn đang tiếp tục nâng cấp thường xuyên. Vì lý do đó, xin không đăng tải nội dung trang web này trên mạng Internet mà không xin phép.”
“Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập”
Thông tin về trang web và bản quyền từ năm 1996
Trang web cá nhân của Joe

Hạn chế tính chần chừ
Người không hoãn lại cho ngày mai việc gì là người đã làm được rất nhiều việc




Tính chần chừ của bạn là ở bản chất công việc hay là do thói quen?
Để chữa bệnh chần chừ:
Bắt đầu với một công việc đơn giản.
Trả lời những câu hỏi cơ bản
Giữ lại những câu hỏi để bạn đánh dấu sự tiến bộ
Bạn muốn làm gì?
  • Đâu là mục tiêu cuối cùng, và kết quả thu được?
    Điều này có thể dễ trả lời, có thể không.
  • Những bước cơ bản để đạt được mục đích đó là gì?
    Đừng đi vào chi tiết, hãy nghĩ rộng.
  • Bạn đã làm được những điều gì?
    Hãy nhớ rằng bạn cũng là một phần không thể thiếu của quá trình, kể cả chỉ nghĩ thôi.
    Hành trình dài nhất luôn bắt đầu bằng một bước đầu tiên.
Tại sao bạn lại muốn làm công việc này?
  • Động cơ lớn nhất của bạn là gì?
    Nếu câu trả lời nghe hơi tiêu cực, cũng đừng quá lo lắng. Điều đó có nghĩa bạn đang thành thật và đó là một sự khởi đầu tốt. Tuy nhiên, nếu thật sự tiêu cực, hãy nghĩ lại và diễn đạt nó bằng cách khác cho đến khi câu trả lời trở nên tích cực.
  • Những kết quả tích cực khác có thể đạt được nếu bạn hoàn thành tốt công việc này là gì?
    Có được câu trả lời cho câu hỏi trên có thể khiến bạn nhận ra những lợi ích mà bạn có thể chưa nhận ra.
Lên danh sách những điều sẽ gặp phải
  • Bạn có thể thay đổi được điều gì?
  • Ngoài bản thân bạn ra, bạn sẽ có những điều kiện gì để hoàn thành công việc?
    Sự giúp đỡ không chỉ mang tính vật thể (tiền bạc, công cụ…) mà bao gồm thời gian, người khác/chuyên gia/ người già, thái độ, quan điểm…
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn không đạt được tiến bộ?
    Thực ra là cũng không hại gì nhiều nếu tự dọa mình một chút.
Lên kế hoạch, danh sách
  • Những bước cơ bản và thực tế
    Công việc nào cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu được chia thành các bước cơ bản.
    Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ.
    Sau đó, cho thêm chi tiết và nâng dần mức độ khó khi as you achieve and grow
  • Mỗi công việc như thế thì sẽ mất bao nhiêu thời gian?
    Một kế hoạch sẽ giúp bạn theo dõi được tiến bộ của mình và cũng để chắc chắn rằng có những chặng nghỉ trong quá trình giải quyết và hoàn thành công việc.
  • Thời gian nào trong ngày hoặc trong tuần bạn có thể dành cho công việc này?
    Điều này giúp bạn tạo dựng được một thói quen làm việc mới, môi trường làm việc tốt và tránh sự phân tán (Sẽ dễ dàng hoàn thành công việc nếu như nếu không có sự phân tán).
  • Sau mỗi chặng bạn sẽ có những phần thưởng gì?
    Đồng thời, bạn cũng phải từ bỏ để đạt được đến từng chặng.
  • Dành thời gian cho việc dừng lại và xem mình đã làm được những gì.
    Hãy nói chuyện với một người bạn thân, một người lớn hoặc người hiểu biết để giúp bạn có thêm động lực
Hãy nhận:
  • Những sai lầm hoặc khởi đầu không tốt như là những bài học quy giá.
    Sai lầm nhiều khi còn quan trọng hơn thành công và đem lại Ý nghĩa cho cụm từ “kinh nghiệm”
  • Chần chừ và có ý  định muốn bỏ
    Đừng chối là bạn không hề có những điều này trong đầu những hãy từ chối Ý định đó.
  • Cảm xúc
    Bạn có quyền bực khi mọi chuyện không đi đúng như dự định.
    Bạn có thể thừa nhận sự thực khi bạn gặp khó khăn, nhưng đồng thời hãy lên kế hoạch giải quyết khó khăn đó.
  • Niềm phấn khích
    khi bạn thành công!
KẾT LUẬN: nếu chần chừ là tính cách của bạn thì hãy quên nó đi!
Hãy chỉ tập trung vào công việc và chỉ xoay quanh công việc mà thôi.

0 nhận xét:

 

Nh?n xét m?i!

Loading
X