Sunday, August 16, 2015

Kinh nghiệm thiết kế móng

   Trong phần này , tôi trình bày tiếp mục thiết kế bộ phận móng( Foundation) cho nhà phố :
   Điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến tiến độ của nhà phố mà chủ đầu tư (CDT) đòi hỏi là Móng , tức là khi đã có mặt bằng kiến trúc sơ bộ , thì CDT yêu cầu có ngay phần móng trong vòng 1-2 ngày hay trong thời gian ngắn . Như vậy để làm trình tự cái nhà thì chắc không kịp nội lực để tính móng . Vì vậy để có Móng cho CDT chúng ta chỉ có cách là tính toán sơ bộ .
   Theo tôi , thường nhà phố xây trong khu vực đông dân , các nhà chen chúc nhau nên lực gió tác động vào công trình hầu như không xét đến . Vì vậy xem như bỏ qua lực gió . Các cột chịu lực chính của nhà chỉ chịu lực dọc do các sàn đè xuống ; nên các bạn cần tính sơ bộ xem nhà có n tấm thì chỉ việc tính cho 1 sàn có tải trọng tổng cộng sơ bộ là 1,2(t/m2) ( kể cả tường ) nếu vị trí nào có tường nhiều ; nghĩa là mật độ tường dày thì nên chọn là 1.3 (t/m2) như vậy đó là 1 tầng sàn ; bạn muốn biết 1 cái cột bất kỳ nào đó trong công trình thì bạn phải có diện tích truyền tải của sàn vào cột rồi từ đó nhân với 1.2(t/m2) và nhân tiếp cho n (số tầng) thì lúc đó bạn đã có lực dọcN=S*n*q*1.1 ( Với N là lực dọc ; n là số tầng ; q =1.2 (t/m2) ; 1.1 là hệ số an toàn ) Như vậy các bạn có lực dọc của cột nào đó đang tính, tiến hành tính móng cho cột đó .
   Việc tính toán móng có nhiều phương án . Trước hết tôi trình bày phương án móng đơn :
   Khi có N thì các bạn phải biết giả định địa chất cho R ( cường độ của đất ) Như vậy các bạn có thể tính được diện tích sơ bộ khi có N và R ( sách nền móng có nói ) như vậy các bạn đã có diện tích và tiến hành thiết kế thép cho móng có kích thước axb .
   Áp lực lúc này các bạn cứ lấy P = R , và từ đó ta có thể tính thép bằng cách lấy cánh tay đòn từ mép cột tới mép móng với lực phân bố đều là R ( kg/cm2) . Như vậy ta đã có mô men và từ đó tính được thép cho móng . Tất nhiên chiều cao móng phụ thược vào khả năng chịu cái momen mà các bạn vừa tính .
  Để an toàn các bạn có thể trong quá trình tính toán thêm hệ số an toàn vào nếu chưa thực sự an tâm và có kinh nghiệm .
   Như vậy bài này tôi muốn nói là sẽ có móng để CDT thi công móng trước cho kịp tiến độ , tức là kiểu vừa thiết kế vừa thi công nhưng vẫn an toàn . Đó là cách thiết kế sơ bộ để giúp các bạn có thể test bản vẽ nhà cao tầng nếu như các bạn là các chủ trì để tham vấn.
  Tiếp theo, tôi xin được trình bày về phương án móng cọc :
  Như các bạn biết đấy ,nhà phố giá trị đầu tư ít , vốn cũng ít nữa vì thế hầu như chủ đầu tư không khoan địa chất vì như vậy tốn thêm chi phí . Vậy khi thiết kế móng cọc , ta thường làm như sau :
+ Hầu như là tham khảo khu vực thiết kế có những nhà phố nào làm ở đó với chiều sâu cọc là bao nhiêu ?
+ Khả năng chịu lực của cọc bê tông đúng sẳn do chúng ta quy định . Như vậy thì các bạn có được giá trị cần tính toán số lượng cọc cho mỗi móng rồi .
+ Thông thường cọc ép thì khoảng 20-25 tấn cho phương pháp ép neo ; 30-40 tấn cho phương pháp ép chất tải .
+ Khoảng cách từ mép nhà bên cạnh tới tim cọc ép đối với phương pháp ép neo ít nhất là 300 mm và phương pháp ép tải là 700 mm vì vậy phải chú ý điều này khi nhà bạn xây chen .
+ Có những khu vực phải thiết kế cọc khoan nhồi . thường đường kính là 300 – 400 mm . Và sức chịu tải tính toán khoảng 30 -40 tấn cho mỗi cọc.
=> Khi đã có khả năng chịu lực của mỗi cọc , các bạn có thể tính ra số lượng cọc và từ đó thiết kế được đài móng.
Nếu hay thì Hãy like và chia sẻ nhé các bạn...Nếu có bất kỳ câu hỏi hay cảm nhận nào bạn hãy comment bên dưới bài viết này nhé. Cảm ơn bạn đã ghé thăm website

0 nhận xét:

 

Nh?n xét m?i!

Loading
X