**** Tài Liệu Cầu*******
LỜI NGÕ: Vì đây là kho tài liệu
dành cho dân xây dựng nói chung và dân CẦU ĐƯỜNG nói riêng (Phải nhấn mạnh rằng
là tài liệu cực khủng và hoàn toàn FREE ). Chúng tôi sưu tập được NHỜ SỰ ĐỐNG GÓP TOÀN CẦU CỦA CÁC PRO trong dân xây
dựng gửi đến. Để tất cả các thành viên trong hội sở hữu được các TÀI LIỆU mà
mình mong muốn. Hiểu được tâm tư và nguyện vọng này chúng tôi XIN NHẤN MẠNH để có ĐƯỢC bạn cần thực
hiện đủ 3BƯỚC
+ Bước 1: Bấm like
+ Bước 2: Chia sẽ công
khai lên tường Facebook
+ Bước 3: Comment địa chỉ
vào ô bên dưới
======>Thực hiện xong
3 bước đó mình sẽ gửi tặng MẬT
KHẨU đến tài khoản mà bạn mong muốn. XIN CẢM ƠN
Với nhiều bạn sinh viên
đang theo học ngành Xây Dựng trước khi kết thúc quãng đời sinh viên của mình
các bạn sẽ phải làm đồ án tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp thường là một công trình
nhà cao tầng, các bạn sẽ tùy chọn thiết kế hay thi công chiếm tỉ trọng lớn hơn
tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Một câu hỏi đặt ra là chọn đồ án như thế
nào cho phù hợp, hãy kiên nhẫn đọc hết bài viết này để có thêm định hướng cho
việc chọn đồ án tốt nghiệp các bạn nhé!
Có một điều mà
nhiều bạn sinh viên chưa nắm bắt được, 80% các bạn sinh viên xây dựng đi làm
đúng nghề thường là các công việc liên quan đến thi công hay giám sát, còn lại
chỉ một số rất ít các bạn, tập trung chủ yếu là các sinh viên khá, giỏi và đam
mê mới đi làm thiết kế. Trong khi ngược lại, khi chọn đồ án, hầu hết các bạn
lại chọn đồ án khá đồ sộ về thiết kế và hầu hết xem nhẹ phần thi công, cho rằng
mấy đứa chọn khối lượng thi công lớn không đẳng cấp bằng chọn phần tính thiết
kế kết cấu. Điều này hoàn toàn sai lầm các bạn ak? Đành rằng thiết kế là một
công việc đau đầu hơn nhưng thi công mới thực sự là một công việc mà người kỹ
sư cần nắm vững nhiều yếu tố hơn tất cả các công việc còn lại của ngành xây
dựng. Lúc mình được một công ty thi công nhận vào làm việc, mình được giao làm
hồ sơ dự toán dự thầu và lập tiến độ thi công cho một công trình 40 tỷ, đó là
cả một thử thách lớn vì hầu như mình chưa có kiến thức về dự toán và lập tiến
độ vì suốt quãng thời gian đại học mình chỉ tập trung nghiên cứu về kết cấu,
phải rất vất vả và bị sếp la mắng mình mới có thể hoàn thành công trình và may
thay nó trúng thầu. Tất cả những điều trên mình chia sẻ chỉ mong các bạn khi
chọn và làm đồ án, cho dù phần thiết kế chiếm tỉ trọng lớn thì đừng bao giờ xem
nhẹ phần thi công, bởi vì số đông các bạn khi ra trường sẻ phải lao vào các
công việc liên quan đến nó, mà khi đó ấp ớ thì e rằng khó xin việc.
Vấn đề thứ hai
mình xin phân tích về việc chọn đồ án thiên tỉ trọng kết cấu thì các bạn nên
làm gì cho phù hợp với thực tế? Dưới đây là hình ảnh mình chụp lại của một
người bạn trên facebook, anh ấy là dân thiết kế và khi làm nhiệm vụ của một
người phỏng vấn anh ta đã đăng một vài dòng trên facebook cá nhân như sau
“Nội dung mình xin đánh lại cho
các bạn theo dõi “tốt nghiệp bằng khá. Làm các chuyên đề đặc biệt hơn người:
sàn ubot, sàn ứng suất trước,…điểm đồ án khá cao 8-9. Nhà tuyển dụng nhìn vào
đây tưởng vớ được sinh viên tốt, có kiến thức. Vừa tốt nghiệp chắc kiến thức
còn rất ok. Sau 60 phút phỏng vấn. Kết luận kết quả học tập nhà trường đánh giá
là khá thì thực tế mới chỉ dừng lại ở mức độ biết khái niệm nghề xây dựng
là gì. Không thể làm được việc gì ngoại trừ phải đào tạo lại như một học sinh
trình độ 12. Autocad là bắt buộc nhưng lại không vẽ được một cái beam đơn giản
cho ra hồn. Phải chăng nhà trường nên xem lại cách đánh giá sức học đạt loại
khá phải xứng với level khá chứ??? Tìm mỏi mắt chưa được bạn nào ok để hợp tác
với mình. Ngày xưa mình đi học. Bạn nào tốt nghiệp loại khá thì quá là hiếm. Đồ
án 8-9 chắc mò kim đáy bể mới được 1-2 đứa. Giờ sao để 8-9 vậy nhỉ? Buồn
5s”
Sau khi đọc dòng
status này mình đã phải chụp lại và lưu trong máy tính vì nó quá đúng với những
gì mình được trải qua và nhìn thấy. Điều đó cho thấy sự hời hợt của các bạn
sinh viên bây giờ, đã chọn đồ án thiết kế làm những cái cao siêu mà khi ra hỏi
chẳng biết thứ gì? Vậy nên, nếu bạn là một sinh viên khá, giỏi, bạn nghĩ rằng
mình đã nắm chắc các phần thiết kế cơ bản thì rất tốt nếu các bạn chọn đồ án
nâng cao, đó là một cách để khẳng định mình trong những khó khăn. Nhưng đối với
các bạn có sức học chỉ vừa khá trở xuống tốt nhất nên chọn đồ án có khối lượng
bình thường, quan trọng làm cái gì, ghi chép ra những bước làm thật rõ ràng, nguồn
gốc tra cứu từ đâu, bản chất thiết kế chỉ bao nhiêu đó là quá đủ cho mức độ của
một sinh viên, còn kinh nghiệm, hãy để khi đi làm bạn sẽ học hỏi dần để
chọn sơ đồ tính và thép sao cho kinh tế và an toàn, phù hợp với yêu cầu công
việc. Hồi mình làm đồ án tốt nghiệp, mình cũng từng chọn một đề tài khá lạ về
sàn bong bóng, rồi sàn ứng lực, kết cấu móng là tường và cọc baret, … kết quả
chấm hội đồng mình được điểm số cao nhất của cả khóa vì tính mới lạ và chịu khó
nghiên cứu, nhưng khi đi xin việc và lao vào công việc thực tế từ thiết kế tới
thi công, giờ mình lại có suy nghĩ ngược lại, sao lúc đó không chọn một đồ án
với khối lượng nhẹ gắn với thực tế, từ đó làm nắm vững các công đoạn, kiểm soát
được những gì mình làm theo các tiêu chuẩn thì khi đi làm sẽ đỡ khổ, nó hoàn
toàn khác với việc bạn làm những cái gì quá cao siêu, để rồi đi làm chẳng bao
giờ bạn có điều kiện tiếp xúc hay nói đúng ra bạn chỉ hiểu biết một mức độ mơ
hồ về những điều mới mẻ ấy.
Đây là một câu chuyện mình có trao đổi với những người làm
kết cấu lâu năm. Câu chuyện trên đơn giản chỉ muốn nhắn gửi các bạn hai điều.
Thứ nhất, khi các bạn chọn đồ án, thường các bạn sẽ download trên
mạng hoặc xin file từ các anh chị khóa trên, điều này là đa số, nhưng có rất
nhiều bạn hiện nay lại đi chọn những công trình nhai đi nhai lại gần cả 20 năm
nay, và thậm chí với một số ít bạn yếu, nhiều đồ án các bạn lấy nguyên file
không làm gì nhiều ngoài việc edit cái tên và copy không có hệ thống theo kiểu
“râu ông nọ cắm cằm bà kia” một đồ án kỹ thuật chứ đâu phải là một đồ án tạp
nham và thiếu hệ thống như thế. Lời khuyên cho các bạn nên xin file từ các kỹ
sư đi làm trong công tác thiết kế, xin bộ file cad + thuyết minh dạng pdf là
quá đủ rồi, đừng đòi hỏi file word vì thực tế công tác thiết kế đã đi xa vài
chục năm so với cách hướng dẫn đồ án ở đại học, vấn đề này cách xa vài chục năm
này nếu đem ra phân tích và mổ xẻ thì vô cùng cân não nên mình xin phép không
trình bày ở đây. Điều thứ hai mình muốn nhắn gửi, hãy làm đồ án thật chắc chắn
từng bước làm theo hướng dẫn của giáo viên, tất nhiên đó là thường là cách cổ
điển, nếu bạn mạnh dạn muốn làm theo thiết kế thực tế, hãy tham khảo thêm người
kỹ sư thiết kế mà bạn xin file, từ đó trao đổi thêm với giáo viên hướng dẫn,
nếu làm tốt, các bạn sẽ có điểm số khá cao cũng như được sự đồng thuận của giáo
viên hướng dẫn. Các bạn có 3 tháng để làm đồ án, do vậy đủ thời gian để chúng
ta vừa nghiên cứu, vừa làm, nên nhớ đó là thời gian cực nhất của thời sinh viên,
nhưng khoảnh khắc bảo vệ thành công sẽ là khoảnh khắc vượt ải thử thách tuyệt
vời nhất.
0 nhận xét:
Post a Comment