Saturday, March 31, 2018

Tóm tắt ngắn gọn những gì cần học các môn học cơ bản

I/. CÁC MÔN CƠ BẢN
1.  TOÁN CAO CẤP 1: 

Được biết đến là một một học đại cương bắt đầu cơ bản cho các ngành kỹ thuật. Toán cao cấp rất phổ biến và đa dạng về sách.

a. Các tiêu chuẩn để chọn sách: cung cấp đủ các kiến thức về phép tính vi phân, tích phân của hàm 1 biến, số thực và phép tính vi phân của hàm nhiều biến số. Gồm các phần cơ bản sau:

- Tập hợp và ánh xạ.
- Số phức. Đa thức. Phân thức hữu tỉ
- Ma trận. Định thức. Hệ phương trình tuyến tính
- Không gian vectơ. Không gian Euclide. Anh xạ tuyến tính. Trị riêng và vectơ riêng. Dạng toàn phương.
- Hàm số. Giới hạn và liên tục. Đạo hàm và vi phân. Hàm khả vi. Tích phân. Chuỗi số Chuỗi hàm.
b. Gợi ý chọn sách:
 Giáo trình toán cao cấp 1 –Nguyễn Đình Trí(chủ biên), Lê Trọng Vinh;
-  Giáo trình toán cao cấp 1 – Nhà xuất bản Đại học bách khoa + bài tập. (nên chọn);

-  Giáo trình hiện có của trường Kiến Trúc.Tphcm- Bộ môn khoa học cơ bản.(nên chọn);

-  Giáo trình toán cao cấp 1- Đỗ Văn Nhơn. Nxb Đại Học Quốc gia Tp.Hcm;


2. TOÁN CAO CẤP 2:  Sách bao gồm các phụ lục sau:

- Hàm nhiều biến

- Đạo hàm riêng. Đạo hàm theo hướng. Vectơ gradien

- Phương trình vi phân : cấp1, cấp 2

- Phương trình tuyến tính. Hệ phương trình vi phân

Chú ý: việc lựa chọn sách phù hợp phải đảm bảo có đủ các chương cơ bản như trên. Tài liệu gợi ý như trên [TOÁN CAO CẤP 1].


3. TOÁN CAO CẤP 3

 Sách bao gồm các phụ lục:

- Tích phân hàm nhiều biến;

- Tích phân bội. Tích phân đường. Tích phân mặt;

- Phương pháp tính : Sai số;

- Hệ phương trình tuyến tính. Hệ phương trình vi phân;

- Phương pháp bính phương bé nhất Ngoài ra còn có phần xác suất thống kê nhưng trong trương trình học sẽ không gặp đến.
Phần bài tập tham khảo đến từ các tác giả trên hoặc có thể tham khảo các đề thi năm trước để biết khung sườn đề thi. Với 3 học phần toán cao cấp là những môn nhập môn cơ bản thường rất dễ có điểm cao và chiếm nhiều tín chỉ cho năm 1 và năm 2 vì vậy cần học tốt các môn này (Tỉ lệ rớt rất thấp + Trên 50% đạt điểm A,B).
Xếp hạng độ khó: Toán cao cấp 1,2: D ( rất dễ), Toán cao cấp 3: C( dễ)

4. VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG

Được xem là môn mở màn cho các bạn kiến thức về lực và moment, chuyển động chất điểm….Chủ yếu môn học cung cấp kiến thức và kỹ năng tính toán phục vụ học môn Cơ lý thuyết.

            Sách bao gồm các phụ lục sau:
- Cơ học chất điểm. Cơ học hệ chất điểm
- Cơ học vật rắn
- Thuyết tương đối
- Nhiệt học. Các nguyên lí nhiệt động học
- Điện từ. Trường và sóng điện từ.
- Và 1 số phần kham khảo thêm không có trong chương trình học: Dao động và sóng. Quang học sóng. Giao thoa. Nhiễu xạ. Quang lượng tử. Bức xạ nhiệt. Quang điện. Cơ lượng tử. Nguyên tử. Hạt nhân
a. 1 số gợi ý chọn sách:
- Ưu tiên : Giáo trình học của trường
- Vật lí đại cương và các nguyên lý và ứng dụng- Trần Ngọc Hợi, Phạm Văn Thiều
- Vật lí đại cương – Vũ Thanh Khiết
- Vật lí đại cương – Lương Duyên Bình
b.  Nhận xét: Môn học cần học tốt để học môn cớ lý thuyết. Tập trung chủ yếu vào Cơ học chất điểm nhiều chủ yếu đề thi nằm ở chương này.

Xếp hạn độ khó: B( vừa phải)


5. CƠ LÍ THUYẾT

Có thể xem là 1 môn khó đầu tiên của năm 1.Yêu cầu khi học: Cần nắm vững cơ học chất điểm của bộ môn vật lý đại cương.Vững cách vẽ vecto, sử dụng tích phân, vi phân…

a. Nội dung sách gồm các phụ lục sau:
- Tĩnh học : Các tiên đề tĩnh học. Lí thuyết hệ lực. Cân bằng. Ma sát. Trọng tâm. Động học : Động học chất điểm. Chuyển động của vật rắn. Chuyển động song phẳng của vật rắn. Hợp chuyển động.
- Động lực học : Các định luật tổng quát của động lực học chất điểm và cơ hệ. Nguyên lí? Đalambe. Nguyên lí di chuyển khả dĩ. Phương trình Lagrange. Va chạm.
b. Gợi ý chọn sách:
- Cơ học- Đỗ Sanh, Nguyễn Văn Đình + Bài Tập.(nên chọn)
- Cơ lý thuyết- Nguyễn Trọng, Tống Danh Đạo
c. Nhận xét: Cần lưu ý làm bài tập kham khảo nhiều để hoàn chỉnh kỷ năng tính toán rất quan trọng trong môn này. Cần có cả 2 quyển bài học và bài tập để luyện tập.

Xếp hạn độ khó: A( khó)


6. HÌNH HỌC HỌA HÌNH

Là một môn căn bản về vẽ của ngành. Giúp định hướng cho sinh viên khả năng đọc hiểu các hình vẽ kỉ thuật từ các mặt phẳng vẽ. Là môn học nghiên cứu cách biểu diễn các không gian bằng những yếu tố hình học của 1 không gian.

a. Sách gồm các phụ lục sau:

- Các phép chiếu. Đồ thức của điểm, đường thẳng, mặt phẳng. Các bài toán về vị trí. Các bài toán về lượng. Các phép biến đổi hình chiếu. Biểu diễn đường cong và mặt. Các bài toán về giao.

- Bóng trên hình chiếu vuông góc. Bóng của chi tiết kiến trúc. Hình chiếu phối cảnh.

b. Một số gợi ý chọn sách:
- Hình học họa hình + bài tập: Nguyễn Quang Cự, Nguyễn Mạnh Dũng.(nên chọn)
- Hình học họa hình : Đoàn Như Kim, Dương Tiến Thọ.
- Hướng dẫn giải bài tập hình học họa hình: Văn Đình Thông.
-  Bài tập hình học họa hình: Hoàng Văn Thân, Dương Tiến Thọ.
c. Nhận xét: Môn học phải sử dụng đến bảng vẽ và thước (nên xin lại khóa trước sẽ tiết kiệm hơn).

Xếp hạng độ khó: B (vừa)


7. VẼ KỸ THUẬT

là môn học tiếp sau của hình học họa hình nhằm nâng cao kỹ thuật vẽ và đọc bản vẽ.

a. Sách gồm các nội dung như sau
 - Vật liệu và dụng cụ vẽ kĩ thuật. Những yếu tố cơ bản của vẽ kĩ thuật.
 - Chữ, số,nét vẽ. Vẽ hình học. Các kí hiệu của bản vẽ kĩ thuật.
 - Bản vẽ nhà. Bản vẽ chi tiết công trình.
 - Biểu diễn vật thể. Hính chiếu trục đo.
Sách cũng sẽ chủ yếu là hình và và đòi hỏi người dùng phải hiểu hình học họa hình nắm vững các phép chiếu để làm bài tập.
b. Gợi ý chọn sách:
- Giáo trình độ vẽ kỹ thuật : Nguyễn Quang Cự, Nguyễn Mạnh Dũng.(nên chọn)
- Sách học vẽ kỹ thuật: Trần Hữu Quế
Xếp hạng độ khó: B(vừa)

II/ CÁC MÔN HỌC CHUYÊN NGHÀNH NĂM 2
1.   SỨC BỀN VẬT LIỆU

Nghiên cứu về quá trình biến dạng và phá hoại của vật thể cũng như các đặc trưng cơ học của vật liệu, phương pháp xác định kích thước hợp lí,tạo cho bộ phận chịu lực vẫn có khả năng làm việc lâu dài, bền vững, không có biến dạng lớn hay bị thay đổi trạng thái cân bằng ban đầu theo quy định thiết kế…Do sức bền 1 và 2 thường nằm chung 1 quyển và chia thành 2 học kì để học nên gộp chung sức bền 1 và 2. Sức bền 1 là căn bản để học sức bền 2( cần học đúng sức bền 1 sẽ dễ học cho sức bền 2). Việc lự chọn sách cần tham khảo nội dung sau để có thể nghiên cứu tốt

Nội dung sách để chọn mua gồm:
- Các khái niệm cơ bản
- Lý thuyết nội lực
- Kéo - Nén đúng tâm
- Trạng thái ứng suất
- Lý thuyết bền
- Đặc trưng hình học của mặt cắt ngang
Uốn phẳng thanh thẳng
- Chuyển vị của dầm chịu uốn
- Xoắn thuần túy.
- Thanh chịu lực phức tạp
- Ổn định của thanh thẳng chịu nén đúng tâm
- Uốn ngang và uốn dọc đồng thời
- Tải trọng động
Gợi ý chọn sách:
Sức bền vật liệu-Nguyễn Y Tô+ bài tập.( Viết dễ hiểu nhưng ít bài tập)
-  Sức bền vật liệu –PGS.TSKH. nguyễn Văn Liên(DH Kiến Trúc Hà Nội). ( Nên chọn nếu muốn nghiên cứu kỹ phần lý thuyết)
- Sức bền vật liệu_ Đỗ Kiến Quốc + bài tập (nên chọn có cả lí thuyết và bài tập hay , dễ hiểu)
- Sức bền vật liệu.- ĐặngViệt Cường tập 1(sức bền 1)+ tập 2( sức bền 2)
-                      Hướng dẫn giải bài tập sức bền vật liệu- Đinh Trọng Bằng
Xếp hạng độ khó: SBVL1 B( vừa). SBVL2 A( khó)

2.  THỦY LỰC CÔNG TRÌNH

là một môn học khó được biết đến nhằm giải quyết các vấn đề về áp suất tĩnh của chất lỏng lên các cấu kiện công trình thường gặp, giải quyết các bài toán động học chất lưu chảy trong ống với tiết diện nhất định. Sách thủy lực công trình thường không nhiều đối với mức độ môn học chỉ nghiên cứu ở mức độ cơ bản.

Các nội dung cần có khi lựa chọn sách:
- Thuỷ tĩnh học
- Động học và động lực học chất lỏng
- Sức cản thuỷ lực. Tổn thất cột nước
- Dòng chảy qua lỗ và vòi
- Chuyển động đều trong ống có áp, trong kênh hở, kênh kín
Gợi ý chọn sách:
- Giáo trình thủy lực- ThS. Lê Minh Hữu
Thủy lực đại cương- Trần Văn Đắc.
- Thủy lực đại cương tóm tắt lí thuyết, bài tập – Nguyễn Tài( nện chọn)
Cần chú ý làm bài tập chủ yếu 2 chương tĩnh học chất lưu và động học chất lưu chiếm trên 60% kiến thức trong quá trình học. Là môn học khó nên cần có đầy đủ bài học và bài tập nghiên cứu.
Xếp hạng khó: S ( rất khó)


3.  CƠ KẾT CẤU

Thường sẽ có 2 quyển .Quyển 1 mang tên : Hệ tĩnh định và quyển 2 mang tên: Hệ siêu tĩnh. Sách được biên soạn nhẳm giúp các sinh viên nghiên cứu, luyện tập khả năng phân tích tính chất chịu lực của kết cấu và kỹ năng tính toán kết cấu chịu các nguyên nhân tác dụng thường gặp trong thực tế như tải trọng, dự thay đổi nhiệt độ, chuyển vị cưỡng bức của các liên kết, chế tạo các thanh không chính xác.

            Nội dung sách gồm:
Cơ kết cấu 1:  Hệ Tĩnh Định
-  Phân tích cấu tạo hình học của các hệ phẳng
-  Cách xác định nội lực trong hệ phẳng tĩnh định
-  Cách xác định nội lực trong hệ phẳng tĩnh định chịu tải trọng di động

- Cách xác định chuyển vị trong hệ thanh phẳng 

đàn hồi tuyến tính

Cơ kết cấu 2: Hệ Siêu Tĩnh

- Phương pháp lực và cách tính hệ phẳng siêu tĩnh
- Phương pháp chuyển vị và cách tính hệ phẳng siêu động

- Phương pháp hỗn hợp và Phương pháp liên hợp
- Hệ không gian
- Phương pháp phân phối momen
- Phương pháp động học
- Khái niệm về cách tính theo trạng thái giới hạn


Gợi ý chọn sách:

- Cơ kết cấu tập 1,2 và bài tập 1,2- Lều Thọ Trình, Nxb Khoa học và kỹ thuật (ưu tiên vì giảng viên thường lấy từ nguồn này để giảng dạy)
- Cơ kết cấu 1,2 – Bạch Vũ Hoàng Lan, Trần Văn Dần.
- Cơ kết cấu nâng cao- Bùi Công Thành, Nxb Đại học Q. Gia Tphcm
Xếp hạn độ khó: Cơ 1: A( khó). Cơ 2: B (vừa).


4. ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

Môn học không ảnh hưởng nhiều đến chuyên ngành học , nó được nhắc đến nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về đất, trạng thái đất, ảnh hưởng của nước dưới đất…. Để phụ vụ cho Cơ học đất ( được xem là một môn rất khó). Về sách cũng không nhiều chủ yếu các sách thường viết đi liền 2 môn là địa chất công trình ( môn bắt buộc) và địa chất thủy văn (môn tự chọn).

Nội dung lựa sách gồm những mục sau:
- Các tính chất vật lí, hoá-lí, cơ học của đát đá, nước trong đất.
- Các quá trình liên quan đến hoạt động địa chất của nước mặt, nước trong đất. Các quá trình và hiện tượng kiến tạo. Động đất. Phong hoá. Cát chảy. Caxtơ.
- Các phương pháp khảo sát địa chất công trình.
Gợi ý chọn sách: Chủ yếu là sách của Nguyễn Uyên.
- Địa chất công trình + bài tập- Nguyễn Uyên, Nguyễn Văn Phương.
- Địa chất thủy văn công trình- Nguyễn Uyên.
- Đại chất công trình – Bùi Trường Sơn.
Xếp hạn độ khó: D (rất dễ) 


5. TRẮC ĐỊA

 Là môn học có nhiệm vụ giải quyết đo đạt địa hình, phân tích số liệu, sai số … cho ra các số liệu kỹ thuật đáng tin cậy về địa hình, vị trí, tọa độ trên bản vẽ. Sẽ có phần thực hành chiếm 50% số điểm. Sách chủ yếu sẽ gồm luôn bài tập và cần làm thuần thục các bài mẫu trong sách sẽ làm tốt bài thi. Nội dung chủ yếu là các cách tính sai số, bản đồ, tính chênh cao, quan trắc…nên xem kỹ.

Nội dung để lựa sách:
- Định vị điểm, định hướng đường thẳng.
- Tính toán trắc đạc, đo góc, đo dài, đo cao.
- Lưới khống chế mặt bằng. Lưới khống chế độ cao.
- Bản đồ địa hình, sử dụng bản đồ, đo vẽ bản đồ, đo vẽ mặt cắt địa hình.
- Các dạng công tác bố trí công trình, bố trí đường cong tròn, đo vẽ hoàn công, quan trắc biến dạng công trình

Gợi ý chọn sách:
- Trắc địa đại cương-Trần Văn Quảng.
- Trắc địa đại cương- Phạm Văn Chuyên
- Trắc địa đại cương- Trần Tấn Lộc, Nguyễn Tấn Lộc.
- Hướng dẫn giải bài tập trắc địa đại cương- Vũ Thặng.
Xếp hạng độ khó: C (dễ)
Nếu hay thì Hãy like và chia sẻ nhé các bạn...Nếu có bất kỳ câu hỏi hay cảm nhận nào bạn hãy comment bên dưới bài viết này nhé. Cảm ơn bạn đã ghé thăm website

0 nhận xét:

 

Nh?n xét m?i!

Loading
X