Tuesday, June 26, 2018

Câu hỏi( kèm trả lời) đồ án thiết kế đường

*****Trên đây chỉ là MỘT SỐ Câu hỏi ( muốn nhận nhiều hơn để lại ý kiến nhé)****
MỘT SỐ CÂU HỎI BẢO VỆ ĐỒ ÁN ĐƯỜNG
*******

CÂU HỎI+ KÈM THEO CÂU TRẢ LỜI
-------------------------------------------------
Câu 1. Chỉ một cống bất kì, yêu cầu khoanh lưu vực, cách tính toán độ dốc sườn, độ dốc lòng chính?
ĐÁP ÁN: để tính độ dốc sườn thì ta kẻ từ 4-6 đường vuông góc với các đường đồng mức, sau đó tính toán độ dốc các đường này rùi tính trung bình lại ra được độ dốc sườn.
- Còn độ dốc lòng chính thì ta phải tiến hành nội suy cao độ lòng sông ( các lòng sông sẽ cắt các đường đồng mức) từ đó nội suy ra được các cao độ tại các vị trí của lòng sông sau đó tính được độ dốc lòng chính.
Câu 2: khống chế cao độ cống ntn?
ĐÁP ÁN: là giá trị lớn nhất của( cao độ nền đường bằng cao độ của mực nước dâng ở phía thượng lưu công trình thoát nước cộng thêm 0.5m; hoặc cao độ của đỉnh cống cộng 0.5m)
Câu 3: độ dốc mái dốc taluy nền đường đào và nền đường đắp ntn, nguyên tắc tại sao chọn như vậy?
 + nền đường đắp: chiều cao đất đắp và vật liệu đất đắp, độ dốc này được qui định trong bảng 25 qui trình 211-06
+ nền đường đào: căn cứ vào đk kiến tạo địa chất và độ cao mái đường, tham khảo bảng 24 qui trình.
Câu 4: phần kiểm toán kết cấu ao đường mềm, kiểm toán dk cắt trượt trong nền đất là kiểm toán ở lớp nào?
Đáp án: kiểm toán dk cắt trượt chỉ kiểm toán trong nền đất chứ không phải là kiểm toán cắt trượt giữa nền đất và kết cấu áo đường.
Câu 4: trong phần tính toán trục xe tiêu chuẩn,với xe 3 trục, nếu khoảng cách giữa 2 trục sau nhỏ hơn 3m thì giá trị C1 =2.2, còn nếu lớn hơn 3m thì giá trị C1=2( chú ý, ai sai thì nhớ sửa đi nha)
Câu 5: phương trình đường cong chuyển tiếp?
Đáp án: phương trình clotioc.
Câu 6: tại sao phải bố trí đường cong chuyển tiếp? khi nào bố trí đường cong chuyển tiếp?
Đáp án : bố trí đường cong chuyển tiếp khi vận tốc tk>60km/h
bố trí đường cong chuyển tiếp để nối tiếp đường thằng vào đường cong và đường cong ra đường thằng. khi xe chạy ngoài đường thẳng bán kính bằng vô cùng, khi vào đường cong tròn bán kính là R, vì vậy lực ly tâm C tăng 1 cách đột ngột từ 0 đến v^2/R vì vậy bố trí đường cong chuển tiếp để lực ly tâm này tăng lên một cách từ từ đảm bảo an toàn và êm thuận cho hành khách.
Câu 7: tại sao phải mở rộng mặt đường trong đường cong?
Đáp án: trong đường cong, diện tích mặt đường chiếm dụng lớn hơn ngoài đường thẳng vì vậy để đảm bảo xe chạy bt cầm mở rộng mặt đường trong đường cong, đặc biệt là đường cong có bán kính nhỏ.
Câu 8: khi nào bố trí siêu cao?
Đáp án: bố trí siêu cao phụ thuộc vào bán kính đường cong nằm và vận tốc thiết kế. vì vậy với cấp đường và vận tốc thiết kế khác nhau thì tra bảng 13 qui trình 211-06.
Câu 9: các bước tính toán thủy lực cống?
Đáp án: xem vở cô có cho ghi rõ ràng
Câu 10: ý nghĩ của chữ Y= ..(1)..+.(2)..=...(3).. hoặc Y= ...-...=...., tại sao trên trắc dọc có chỗ có, có chỗ không?
Đáp án: trong đó: (1): cao độ đường tiếp tuyến
(2):chênh cao giữa tiếp tuyến và đường cong đứng
(3): cao độ thiết kế( cao độ đường đỏ)
Câu 11:các bài toán về nhân tố động lực?ý nghĩa?
Đáp án: có 2 bài toán là:
+ xác định độ dốc dọc lớn nhất của đường với vận tốc xe chạy cân bằng cho trước
+ xác định vận tốc chuyển động cân bằng lớn nhất của xe ứng với đk về đường đã biết
Câu 12: ứng dụng các sơ đồ tầm nhìn trong thiết kế:
Đáp án:
+ tầm nhìn hãm xe: tính bán kính tối thiểu của đường cong đứng, đường cong bằng, xác định phạm vi dỡ bỏ chướng ngại vật trong đường cong trong th đường có giải phân cách giữa.
+tầm nhìn thấy xe ngược chiều cũng được dùng để tính toán bán kính tối thiểu của đường cong bằng, xác định phạm
vi dỡ bỏ chướng ngại vật trong đường cong trong th đường không có giải phân
cách giữa.
+ tầm nhìn vượt xe: chiều dài tầm nhìn vượt xe thường khá lớn nên thường không tính toán, nhưng phải qui định xe không được vượt nhau trong đường cong bằng và đường cong đứng lồi bằng cách dùng biển báo, dùng gương cầu.
Câu 12: các qui định đối với trắc dọc?
Đáp án: cao độ khống chế trên trắc dọc:
- điểm đầu tuyến và cuối tuyến do yc tk đề ra.
- Vị trí tuyến đường giao nhau với đường oto đống mức hoặc khác mức, tuyến giao nhau với đường sắt
- là cao độ tại vị trí vượt đèo
- Tại vị trí tuyến cắt qua vị trí đường tụ thủy là cầu, cống
Câu 13ại sao phải gia cố lề:
Đáp án :vì lề đường là nơi dùng để tránh xe hoặc để đỗ xe tạm thời, nó là 1 dải đất nằm song song với phần đường xe chạy. ngoài ra lề đường còn là nơi dùng để tập kết vật liệu khi sửa chữa mặt đường. lề đường phải có 1 phần gia cố nhằm mục đích giữ ổn định cho kết cấu áo đường phần xe chạy.kết cấu lề gia cố có thể giảm bớt chiều dày, bớt lớp kết cấu hoặc sử dụng vật liệu có cường độ thấp nhưng lớp mặt đường trên cùng phải giống với lớp mặt trên cùng của lớp kết cấu áo đường.
Câu 14: có mấy phương pháp đi đường đỏ?
Đáp án : có 2 pp: đi bao và đi cắt
Câu 15: độ dốc dọc nhỏ nhất của đường?
Đáp án: trong đường đào hoặc nền đường đắp thấp, độ dốc dọc phải đảm bảo thoát nước, vì vậy lấy tối thiểu 0.5%, trong trường hợp khó khăn lấy 0.3%
Câu 16: bố trí cống cấu tạo ntn?
Đáp án: với rãnh biên thoát nước có dạng mặt cắt hcn, tối thiểu 100m và tối đa 500m bố trí cống cấu tạo để thoát nước ngang đường, đảm bảo chiều sâu nước dâng trong rãnh không quá lớn( dẫn đến chiều sâu lớn) gây mất an toàn cho xe lưu thông
với rãnh viên có tiết diện hình tam giác thì tối đa 250m phải bố trí cống cấu tạo
Câu 17:có mấy chế độ dòng chảy trong cống:
Đáp án: 3 chế độ: có áp, bán áp và không áp. các bạn coi lại điều kiện cho từng chế độ
Câu 18: căn cứ để lựa chọn cấp hạng đường:
Đáp án : ở phạm vi đồ án, cấp hạng đường lựa chọn dựa trên lưu lượng xe ở thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Còn bt thì dựa trên mức độ quan trọng của tuyến đường cần xây dựng
Câu 19ại sao phải bố trí siêu cao trong đường cong?
Đáp án : khi xe vào đường cong thì chịu tác dụng của lực ly tâm làm cho xe có xu hướng bị lật ra phía ngoài lưng của đường cong. vì vậy phải bố trí siêu cao trong đường cong để trọng lực của xe sẽ triệt tiêu 1 phần lực ly tâm này giúp xe chạy an toàn trong đường cong.
Câu 20: khi nào phải gia cố rãnh?
Đáp án: khi độ dốc rãnh lớn hơn trị số độ dốc gây xói đất lòng rãnh phải căn cứ vào tốc độ nước chảy để thiết kế gia cố rãnh thích hợp( lát đá, xây đá, xây bt..)
Câu 21:các thông số tk kết cấu ao đường:
Đáp án: - tải trọng trục tính toán và số trục xe tính toán
- trị số modun đàn hồi Eo, lực dính C, góc nôi ma sát phi trông dk bất lợi nhất của nền đất
- trị số mudun đàn hồi, lực dính C, góc nội ma sát phi của các loại vật liệu áo đường, cường độ cho phép chịu kéo khi uốn của lớp vật liệu liền khối Ru
Câu 22:nguyên tắc lựa chọn bán kính đường cong nằm:
Đáp án: tối thiểu phải lớn hơn bán kính tối thiểu cho phép, thông thường lấy lớn hơn bán kính tối thiểu thông thường, nguyên tắc bán kính càng lớn càng tốt nhưng khi càng lớn thì càng chi phí xây dựng càng lớn vì vậy tùy theo địa hình cụ thể cần lựa chọn bán kính đường cong nằm cho phù hợp.
.............

(Sưu tầm, tổng hợp)
P/S: Nếu nó giúp ích cho bạn, hãy cho tôi một vài lời cảm nhận trên facebook để tôi có động lực gửi cho bạn những bai dang  tiếp theo nhé.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm website.


******++++++++++++++*******

0 nhận xét:

 

Nh?n xét m?i!

Loading
X