- Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
- Thông tư số: 12/2012/TT-BXD ngày 28 tháng 12 năm 2012 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nguyên tắc, phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại mục 1.5.10 và 1.5.11 của Thông tư số: 12/2012/TT-BXD ngày 28 tháng 12 năm 2012 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nguyên tắc, phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị có quy định về chiều cao nhà và số tầng nhà như sau:
1.5.10 Chiều cao nhàChiều cao tính từ cao độ mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt tới điểm cao nhất của tòa nhà, kể cả mái tum hoặc mái dốc. Đối với công trình có các cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao tính từ cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được duyệt.CHÚ THÍCH : Các thiết bị kỹ thuật trên mái: cột ăng ten, cột thu sét, thiết bị sử dụng năng lượn được g mặt trời, bể nước kim loại … không tính vào chiều cao nhà.1.5.11 Số tầng nhàSố tầng của tòa nhà bao gồm toàn bộ các tầng trên mặt đất (kể cả tầng kỹ thuật, tầng áp mái, mái tum) và tầng nửa hầm.CHÚ THÍCH : Các tầng hầm không tính vào số tầng nhà.
Tầng kỹ thuật là gì?
Theo quy định tại QCVN-03-2012-BXD-phan-loai-phan-cap-cong-trinh-dan-dung-cong-nghiep về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành thì Tầng kỹ thuật được quy định như sau:
Tầng kỹ thuật là tầng bố trí các thiết bị kỹ thuật của tòa nhà. Tầng kỹ thuật có thể là tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng áp mái hoặc tầng thuộc phần giữa của tòa nhà.
Trên đây là nội dung tư vấn về Tầng kỹ thuật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD.
Tầng nửa hầm là gì?
- (ảnh minh họa)
- Theo quy định tại QCVN-03-2012-BXD-phan-loai-phan-cap-cong-trinh-dan-dung-cong-nghiep về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành thì Tầng nửa hầm được quy định như sau:Tầng nửa hầm là tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang cao độ mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt.Có sự khác nhau giữa định nghĩa tầng hầm với tầng nửa hầm, trong đó tầng hầm là tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cao độ mặt đất đặt công trình theo qui hoạch được duyệt.Trên đây là nội dung tư vấn về Tầng nửa hầm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD.
Tầng áp mái là gì?
- Theo quy định tại QCVN-03-2012-BXD-phan-loai-phan-cap-cong-trinh-dan-dung-cong-nghiep về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành thì Tầng áp mái được quy định như sau:Tầng áp mái là tầng nằm bên trong không gian của mái dốc mà toàn bộ hoặc một phần mặt đứng của nó được tạo bởi bề mặt mái nghiêng hoặc mái gấp, trong đó tường đứng (nếu có) không cao quá mặt sàn 1,5 m.Trên đây là nội dung tư vấn về Tầng áp mái. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD.
Tầng tum là gì?
Tum tức là từ để diễn tả phần che chắn của cầu thang, phần tầng trên cùng của ngôi nhà. Mục đích của việc sử dụng tầng tum là tiết kiệm diện tích để kết hợp thêm 1 phòng ngủ hoặc thiết kế thêm các phòng không sử dụng cho sinh hoạt như phòng thờ, nhà kho,… vừa giúp tiết kiệm tối đa chi phí thi công, đáp ứng được nhu cầu sử dụng mà còn là giải pháp tối ưu giúp chống nóng cho căn nhà vô cùng hiệu quả.Thông thường tum được bố trí ở khoảng sân phơi phía trước, nhiều gió và ánh sáng, tối giản nhiều vật liệu ngoại thất và tiếp xúc với thiên nhiên chủ động hơn nhằm tạo chiều sâu cho ngôi nhà và giúp căn hộ trở nên thông thoáng và rộng rãi hơn.
0 nhận xét:
Post a Comment