Tuesday, August 14, 2018

CÂU HỎI BẢO VỆ NỀN ĐƯỜNG

CÂU HỎI BẢO VỆ NỀN ĐƯỜNG
Câu 1. Bạn hãy nêu trình tự thi công cống ?
=>  1.Định vị tim cống
      2.San dọn mặt bằng thi công cống
      3.Đào đất móng cống bằng máy
      4.Đào đất móng cống bằng thủ công
      5.Vận chuyển vật liệu xây cống, đất đắp trên cống
      6.Làm lớp đệm tường đầu, tường cánh
      7.Xây móng tường đầu, tường cánh
      8.Làm móng thân cống
      9.Vận chuyển ống cống
     10.Lắp đặt ống cống
     11.Làm mối nối, lớp phòng nước
     12.Xây tường đầu, tường cánh
     13.Đào móng gia cố thượng, hạ lưu
     14.Làm lớp đệm thượng hạ lưu
     15.Xây phần gia cố thượng hạ lưu
     16.Đắp đất trên cống bằng thủ công
Câu 2.Tính xói sau cống như thế nào ?
=> Tường chống xói phía hạ lưu cấu tạo xiên 45, chiều sâu tường chống xói lấy bằng hxói+ 0,5(m) với hxói là chiều sâu xói tính toán.
                            
                   Với b là khẩu độ cống (m)
lgc là chiều dài gia cố hạ lưu (m),
H là chiều sâu nước dâng trước cống (m)
Câu 3. Định vị cống , tính KL đào móng cống ?
      Trước khi thi công cống cần phải định vị tim cống. Phải dùng các máy trắc đạc để xác định lại vị trí của tim và chu vi của công trình cống; vị trí và cao độ chính xác của các móng cửa vào và cửa ra của cống theo các mốc cao đạc chung của đường và tim rãnh thoát nước tạm thời.
     Sau khi định vị được tim cống, ta dùng hai cọc đóng ở hai đầu tim cống. Muốn có được đường thẳng đi qua tim cống thì ta căng dây qua hai cọc này.
     Trong quá trình thi công cống, để kiểm tra vị trí tim cống có đúng không thì ta căng dây qua hai cọc đã đóng ở trên và tiến hành kiểm tra. Nếu có sai lệch ta tiến hành khắc phục ngay.
Câu 4. Trên hình vẽ cống đoạn nét đứt vẽ gì thế ?
Câu 5. Các loại mối nối cống. Phạm vi áp dụng ?
=> Phổ biến 2 loại mối nối (ống) cống cho loại cống lắp ghép và bán lắp ghép: mối nối mềm và mối nối cứng.
    +Mối nối mềm: sử dụng những loại vật liệu mềm, có khả năng biến dạng và phục hồi biến dạng tốt (nhựa đường, đay tẩm nhựa đường, bao tải tẩm nhựa đường, gỗ thông tẩm dầu…)
      Do mối nối mềm có khả năng biến dạng tốt, duy trì được khả năng chống thấm khi các đốt cống chuyển vị/lún lệch (lún không đều) nên thường áp dụng trong trường hợp: cống qua đường (cống chịu hoạt tải xe cộ), loại không áp có chiều dài lớn, có móng cống là loại móng mềm, nền đất dưới móng cống có khả năng lún không đều.
    +Mối nối cứng: sử dụng các loại vật liệu có độ cứng lớn, vật liệu biến cứng: BTXM, vữa Xm mác cao, gạch thẻ xây nghiêng... nên nếu kết cấu cống nhạy lún mối nối này rất dễ nứt nẻ --> khả năng chống thấm giảm. Thường chỉ dùng với các loại cống chịu tĩnh tải, có áp hoặc không áp, nền đất dưới móng cống rất tốt và có móng cống là loại móng cứng.
Câu 6.Các loại móng cống? Phạm vi áp dụng ?
-         Móng cống có cấu tạo tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất và yêu cầu kỹ thuật của công trình. Thông thường nền móng của cống được chia làm 3 loại bao gồm:
+)    Loại I: móng cống đặt trên nền đất thiên nhiên. Loại móng này áp dụng đối với loại đất nền là sỏi cuội, cát chặt, sét cứng có cường độ > 2,5kg/m2. Cao độ đặt cống trên mực nước ngầm tối thiểu là 0,3m.
+)    Loại II: móng cống là một lớp đệm đá dăm trộn cát. Loại móng này áp dụng đối với nền là đá phong hoá hoặc lớp đất sét, cát hạt nhỏ, nền đất không thoát nước.
+)    Loại III: móng được xây bằng đá có cường độ 40kg/m2 trở lên hoặc gạch mác M100 xây bằng vữa xi măng mác M100, làm bằng bê tông hoặc BTCT lắp ghép. Loại móng này được áp dụng đối với tất cả các loại đất sét, đất cát có cường độ tính toán lớn hơn ứng suất tính toán dưới đất móng.
-         Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của các loại móng cống mà người ta lại chia ra làm loại là móng mềm và móng cứng. Móng cứng là loại móng cống được đặt trên nền đá tự nhiên hay móng đá xây, bê tông, bê tông độn đá hộc, hoặc BTCT.
Câu 7.Cách đắp đất bên cống ?
         + Chỉ cho phép tiến hành đắp đất sau khi đã nghiệm thu cẩn thận chất lượng của công tác đặt cống.
          + Phải dùng loại đất đồng nhất với đất nền đường hai bên cống để đắp hoặc dùng đất cát hạt lớn để ổn định cống. Đất phải đắp đồng thời trên toàn bộ chiều rộng của cống thành từng lớp dày (15-20)cm như đúng thiết kế và đầm chặt từ hai bên cống dần vào giữa để tạo nên một lõi đất chặt xung quanh cống.
          + Cần đặc biệt chú trọng chất lượng công tác đầm nén đất ở nửa dưới của cống là vị trí khó đầm chặt nhất.
          + Trong phạm vi trên đỉnh cống 0,5m và 2 phía cống tối thiểu 2 lần đường kính phải đắp (không được đắp lệch về 1 bên cống cao quá 20cm) và đầm nén đối xứng bằng thủ công và phương tiện đầm nén loại nhẹ do đó ta dùng nhân công kết hợp với đầm loại BP25/48D để thi công.
Câu 8. Cự ly vận chuyển kinh tế có ý nghĩa gì?
=> Dựa trên yêu cầu kinh tế là tổng giá thành đào và vận chuyển đất là nhỏ nhất. Ta cần tận dụng đất đào được ở nền đào để đắp vào nền đắp. Công việc trên thấy rất hợp lý, nhưng nếu phải vận chuyển quá một cự ly giới hạn nào đó thì ngược lại nói chung sẽ không hợp lý nữa. Lúc đó giá thành vận chuyển đất nền đào đến nền đắp sẽ lớn hơn tổng giá thành vận chuyển đất nền đào đem đổ đi đem cộng với giá thành đào và vận chuyển ở bên ngoài vào nền đắp. Cự ly giới hạn đó thường gọi là cự ly kinh tế. Bản chất của cự ly vận chuyển dọc kinh tế của các loại máy thi công đất nền đường (Lkt): Đây chính là cự ly đào đất ở phần nền đường đào, vận chuyển đến đắp ở đoạn nền đường đắp “tối đa” cho chi phí đào/đắp đất nhỏ hơn tổng chi phí đào đất đổ đi ở đoạn nền đường đào và chi phí lấy đấy nơi khác đến đắp ở đoạn nền đắp.
     - Khi thi công bằng máy thì cự ly kinh tế xác định như sau:
                        lkt = (l1+ l2+l3).K
            + l1: cự ly vận chuyển ngang đất từ nền đào đổ đi sang hai bên. (km), l1 = 20m.
             + l2: cự ly vận chuyển ngang đất lấy ở bên ngoài đắp vào nền đắp. (km), l2 = 20m.
            + l3: cự ly tăng có lợi khi dùng máy vận chuyển. (km)
                        l3 = 20m: đối với máy ủi .
l3 = 200m: đối với máy xúc chuyển
            + K: hệ số điều chỉnh
                        K = 1,10: đối với máy ủi
                        K = 1,15: đối với máy xúc chuyển
            Ta tính được: lktủi = 66m
                                    lktxúc chuyển = 276m
Câu 9. Ý nghĩa của việc điều phối đất?
Câu 10. Đường cong tích lũy đất có ý nghĩa gì ? Đoạn đi lên có nghĩa là sao? Đoạn đi xuống có nghĩa là sao?
      =>  + Giá trị tung độ tại đường cong tích lũy đất thể hiện khối lượng đất tích lũy từ điểm đầu đến điểm đang xét. Trong đó giả thiết khối lượng đất đào dùng để đắp.
              + Khi đường cong tích lũy đi lên thì nền đường thiên về đào, chiều sâu đào càng lớn thì đường cong tích lũy đất càng lớn.
              + Khi đường cong tích lũy đất đi xuống thì nền đường thiên về đắp, độ dốc đường cong tích lũy càng lớn thì đắp càng cao.
              + Tại các giá trị điểm xuyên đường cong tích lũy đạt cực trị, nếu chuyển từ đào sang đắp thì sẽ đạt cực đại, còn chuyển từ đắp sang đào thì sẽ đạt cực tiểu.
            + Kẻ 1 đường nằm ngang bất kì cắt đường cong tích lũy đất tại 1 số điểm thì trong phạm vi các điểm ấy khối lượng đào đắp là cân bằng.
Câu 11. Tính cự ly vận chuyển trung bình?
=> Theo hình vẽ thì: l1 + l3 – l2 £ lkt
LTB được xác định theo phương pháp đồ giải (ta vẽ sao cho diện tích S1 = S2, S1 = S2; từ đó xác định được Ltb)
Hình 1: Tính Ltb

l1

l3

l4

l2
- Nếu đường điều phối cắt qua một số chẵn nhánh thì đường điều phối có công vận chuyển nhỏ nhất sẽ là:
                        lchẵn = llẻ

Hình 2: Sơ đồ điều phối 04 nhánh.
Theo hình trên thì  l2 + l4 = l1 + l3
+ Nếu đường điều phối cắt qua 1 số lẻ nhánh thì công vận chuyển nhỏ nhất khi tổng chiều dài nhánh lẻ trừ đi tổng chiều dài nhánh chẵn nhỏ hơn hoặc bằng cự ly kinh tế.

l1

l2

l3

l1

Hình 3: Sơ đồ điều phối 03 nhánh.
Theo hình vẽ thì: l1 + l3 – l2 £ lk

Câu 12. Dựa vào đâu để phân đoạn thi công?
=>  Cơ sở phân đoạn nền đường theo tính chất công trình điều kiện thi công:
- Dựa vào tính chất công trình: hình dạng nền đường đào, chiều cao đào đắp, cự ly vận chuyển, khối lượng công việc, thời hạn thi công.
- Dựa vào điều kiện thi công: điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, điều kiện thoát nước mặt, điều kiện đường vận chuyển, điều kiện khí hậu, cung cấp nhiên liệu
 =>  Sau khi phân đoạn sơ bộ nền đường theo tính chất công trình và điều kiện thi công, đồng thời dựa vào trắc dọc tuyến, bình đồ, tính chất của đường cong tích lũy đất ta phân ra một số đoạn để thi công. Phân đoạn thi công, điều phối đất, chọn máy chủ đạo được tiến hành đồng thời và bổ trợ cho nhau.
 Khi phân đoạn thi công, chọn máy chủ đạo ta còn dựa vào một số quan điểm sau:
     - Khối lượng công tác đất trong đoạn,nên tận dụng hết đất đào ra để đắp.
     - Chiều dài các đoạn xấp xỉ nhau,công vận chuyển đất là nhỏ nhất.
     - Kỹ thuật thi công trong từng đoạn phải giống nhau,
     - Càng ít chủng loại máy càng tốt vì nhiều chủng loại máy quá sẽ làm cho công tác cung cấp máy móc khó khăn, điều kiện sử dụng máy phức tạp (nguyên nhiên liệu, sửa chữa, phụ tùng thay thế, công nhân lái máy...),
     - Máy chủ đạo dùng trong đoạn phải giống nhau.
     -Việc tổ chức thi công sau này cũng như việc lên tiến độ tổ chức thi công sao cho dễ dàng, mạch lạc,tận dụng những đoạn đường làm trước  để làm đường vận chuyển cho các đoạn sau
Câu 11. Những yêu cầu khi thiết kế điều phối ?
    =>- Từ tính chất của đường cong tích lũy tiến hành vạch các đường điều phối thỏa mãn yêu cầu khối lượng vận chuyển ít nhất.
    - Đảm bảo thỏa mãn các điều kiện làm việc kinh tế của máy. Tức là cự ly vận chuyển trung bình trong đoạn điều phối ltb không được vượt quá cự ly vận chuyển dọc kinh tế của máy. Vì ở đây đất đào ra là phải dùng đắp nền đường.
    - Xem xét địa hình, độ cao đào đắp, vị trí cống có cho phép thực hiện ý định điều phối đã vạch hay không.
    - Cần phải kết hợp thỏa mãn ba yêu cầu trên (khối lượng vận chuyển nhỏ nhất ltb ≤ lkt) và tùy trường hợp cụ thể mà giải quyết thích đáng.
    - Trường hợp có nhiều máy có thể lựa chọn tùy ý thì trước hết cần phải vạch đường điều phối có khối lượng vận chuyển nhỏ nhất, tính toán ltb của từng đoạn rồi dựa vào trị số ltb này để chọn loại máy có lkt và có tính năng phù hợp với yêu cầu điều phối đất đã xác định.
Câu 12 . Nguyên tắc của thiết kế điều phối đất (điều phối ngang, điều phối dọc) ?
  => + Điều phối ngang
    Khi điều  phối ngang  cần chú ý các nguyên tắc chung:
    - Khi đào nền đào và đổ đất thừa về 2 bên ta luy thì trước hết đào các lớp phía trên và đổ về cả 2 bên, sau đó đào các lớp dưới đổ về phía có địa hình thấp.
    - Tận dụng lấy đất ở phần nền đào đắp sang phần nền đắp ở nền đường có mặt cắt ngang dạng nửa đào nửa đắp.
    - Cự ly vận chuyển ngang trung bình bằng khoảng cách giữa trọng tâm tiết diện ngang phần đào với trọng tâm tiết diện ngang phần đắp.
           + Điều phối dọc
       Khi điều phối dọc phải chú ý những nguyên tắc chung sau:
    - Bảo đảm khối lượng vận chuyển ít nhất,ĐB chất lượng công trình, phù hợp ĐK thi công.
    - Với các nền đào chiều dài 500m trở lại, nên xét đến việc ĐP đất từ nền đào đến nền đắp.
    - Khối lượng đắp đất nền đường tương đối lớn, đất đào được ở nền đào không đủ đắp thì có thể mở rộng nền đào gần nền đắp để giải quyết khối lượng đất thiếu.
     - Thời gian gần đây đất đai ngày càng khan hiếm nê việc lấy đất thùng đấu hai bên đường để đắp nền đường không còn thích hợp nữa,vì vậy đất đắp được lấy từ nền đào hoạc mỏ đất.
Câu 13. Dựa vào đâu để chọn máy chính trong đoạn thi công?
=> Chọn máy chính trước, máy phụ sau trên cơ sở máy phụ phải phát huy tối đa năng suất của máy chính. Cơ sở chọn máy chính như sau:
- Dựa vào tính chất công trình: hình dạng nền đường đào, chiều cao đào đắp, cự ly vận chuyển, khối lượng công việc, thời hạn thi công.
- Dựa vào điều kiện thi công: điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, điều kiện thoát nước mặt, điều kiện đường vận chuyển, điều kiện khí hậu, cung cấp nhiên liệu
- Dựa vào tình hình trang thiết bị hiện có
Câu 14. Mục đích tác dụng của việc đầm nén đất nền đường ?
=> - Nâng cao cường độ nền đường => giảm chiều dày kết cấu áo đường
- Tăng cường sức kháng cắt của đất =>  nâng cao độ ổn định của mái ta luy nền đường =>tăng độ dốc mái ta luy nền đường đắp, giàm khối lượng và công tác đắp đất, giàm diện tích nền đường chiếm chỗ
- Giảm tính thấm nước và mao dẫn của đất => nâng cao tính ổn định của đất đối với nước và giảm độ co rút của đất khi bọ khô hanh, tăng cường và ổn định cường độ nền đường.
Câu 15. Nêu phương pháp xác định độ chặt tốt nhất?
Câu 16. Trình bày các phương pháp kiểm tra độ chặt, độ ẩm nhanh tại hiện hiện trường?
câu 17. Nêu phương pháp xác định độ chặt theo Kavaliep?
Câu 18. Hãy nêu nguyên tắc của lu?
Câu 19. Tính chu kỳ của máy lu?(Đồ án)
Câu 20. Nội dung công tác kiểm tra và nghiệm thu nền đường?
        => Nội dung công tác kiểm tra và nghiệm thu nền đường:
1./ trước tiên bạn phải lên biện pháp thi công đ
ầm cát k>=0.95 theo tiêu chuẩn 4447:1987 thì 25cm đầm 1 lần (trong đó bạn phải lên sơ đổ lu lèn của máy thi công, đối với các bơm bạn phải đưa ra biện pháp tiêu nước). dựa vào bb thi công cát k95 và tiến độ tổng thể của bạn đơn vị giám sát của chủ đầu tư và chủ đầu tư sẽ sắp sếp và nghiệm thu kế hoạch của bạn
2./ khi thi công đầm xong một lớp bạn phải có phiếu yêu cầu nghiệm thu khi đã nghiệm thu công việc nội bộ. phiếu y cầu bạn phải mời đơn vị giám sát chủ đầu tư và có phòng las xuống (báo trước cá dơn vị liên quan 24h).
3./ để thuận tiện đối với thi công là đường bạn phải lu một khoản cách dài theo tiêu chuẩn người ta sẽ đo 40-50m một điểm để kiểm tra độ chặt. khi giám sát nghiệm thu xong độ chặt bạn mới được dắp cát và lu tiếp lớp 2, 3... đối với k98 bạn phải chia lu làm 2 lần (50cm)
4./ giám sát tại công trình theo quyết định của đơn vị giám sát thường 3 gs viên và 1 gs trưởng nếu đơn vị giám sát có cnar trở và làm chậm tiến độ của bạn bạn có quyền báo cáo với chủ đầu tư (công trường không chỉ có 1 gs viên bạn xin qđ thành lậm gs công trìnhcuar chủ đầu tư)
5./ theo cách nói của bạn trên là bạn chưa có sự thống nhất về biện pháp thi công đê giám sát kiểm tra chất lượng: vì làm như bạn giám sát không kiểm tra các hạng mục khuất lấp được (nếu bạn không đưa bp thi công để giám sát kiểm tra độ chắt được họ có quyền đình chỉ thi công bạn và báo cáo chủ đầu tư)


Câu 21. Mục đích của việc thiết kế sơ đồ lu ?
=> - Thiết kế sơ đồ lu để đảm bảo các phương tiện lu lèn thực hiện các thao tác thuận lợi, đạt năng suất và chất lượng lu lèn cao.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình lu
- Để tính toán các thong số lu lèn, chính xác hóa công tác tính toán năng suất lu lèn.
Câu 22. Nguyên tắc thiết kế sơ đồ lu?
=> - Lu lèn từ thấp đến cao để đảm bảo độ đốc mui luyện thiết  kế
- Lu lèn từ ngoài vào trong để hạn chế đất nở hông, cải thiện tốc độ tăng độ chặt của lớp đất và giảm được công lu lèn
- Vệt lu đầu tiên phải cách vai đường tối thiểu 0,5m để đảm bảo an toàn ( nền đắp)
- Các vệt lu phải chồng lên nhau tối thiểu 15cm để mặt lớp đất bằng phẳng.
Câu 23. Tưới nước khi lu làm gì ?
    Sau hi thực hiện thí nghiệm đầm nén ta xác định được Wo (giá trị độ ẩm để đầm nén đạt được độ chặt lớn nhất)
+ Khi W <Wo : nước trong đất đóng vai trò như một chất bôi trơn. Khi độ ẩm nhỏ, màng nước không đủ bao bọc các hạt đất, ma sát giữa các hạt lớn, công đầm nén phải hao tốn một lượng đáng kể để thắng lực ma sát trước khi đẩy các hạt đến vị trí ổn định mới, độ chặt của đất đầm nén đạt được nhỏ - khi tăng độ ẩm , ma sát giữa các hạt giảm , độ chặt của đất đầm nén tăng lên.
+ Khi W>Wo : màng nước bao bọc các hạt có chiều dày lớn, công đầm nén phải hao tổn một lượng để làm biến dạng màng nước trước khi đẩy các hạt đến vị trí ổn định, độ chặt của đất đầm nén càng nhỏ đi nếu độ ẩm càng tăng – khi tăng lên nữa nước trong đất liên kết lại với nhau, lúc này xảy ra hiện tượng “CAO SU” : áp lực của tải trọng đầm nén chỉ làm tăng áp lực nước lỗ rỗng trong đất mà không làm đất chặt lại.
==è Như vậy đầm nén đất ở độ ẩm tốt nhất Wo thì lớp đất đầm nén sẽ đạt được độ chặt lớn nhất dù công đầm nén không đổi.
     Sỡ dĩ tưới nước khi lu cũng chính là vì nguyên nhân đó.
Câu 24. Các loại đất thường dùng để đắp nền?
=> - Đất á cát là thích hợp nhất
- Đất á sét
- Đất cát: đắp qua vùng đầm lầy , đất yếu
Câu 25. Tại sao phải lu nhẹ trước, lu nặng sau ?
Câu 26. Lên khuôn đường? Cách tính khối lượng nền ?



Nếu có bất kỳ câu hỏi, hay cảm nhận nào bạn hãy comment bên dưới bài viết này nhé. Cảm ơn bạn đã ghé thăm website

0 nhận xét:

 

Nh?n xét m?i!

Loading
X