Loại hình công việc thiết kế công trình vốn ngân sách đòi hỏi các kiến trúc sư (KTS) cần phải quan tâm đặc biệt, am hiểu đến pháp lý và giấy tờ, thuyết minh như tiêu chuẩn xây dựng, phê duyệt PCCC, phê duyệt đánh giá tác động môi trường, cấp phép quy hoạch, v.v…
Các sơ đồ quy trình đơn giản dưới đây (được lập theo những nghị định do chính phủ ban hành) sẽ cho bạn thấy một bức tranh toàn cảnh về việc “Lập Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình” sẽ như thế nào… Các bước thiết kế xây dựng công trình cụ thể ra sao? Thế nào là thiết kế 1 bước, 2 bước, 3 bước?… Hình dung tất cả trong đầu để có những bước chuẩn bị hợp lý thì khi tiến hành công việc trên thực tế sẽ ít tốn kém hơn, lại không bị “vẽ vời” đi lòng vòng mất thời gian…
(Lưu ý: 1 số nghị định trong sơ đồ có thể đã cũ và được thay thế bằng các nghị định mới, xem các văn bản cập nhật trong phần phụ lục dưới cùng)
Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 có vài điểm khác so với Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 như sau:
Theo sửa đổi tại khoản 8 Điều 1 Nghị định này, chủ đầu tư được sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng. Trước đây, quy định cũ tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 59/2015/NĐ-CP chỉ cho phép chủ đầu tư được trực tiếp quản lý dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.
Ngoài ra, Nghị định này còn bổ sung quy định về các lĩnh vực bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, thay vì trước đây chưa quy định. Cụ thể, gồm các lĩnh vực sau: khảo sát xây dựng; lập quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình; lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng; tư vấn quản lý dự án; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; Kiểm định xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng (khoản 19 Điều 1).
Đối với nhà thầu nước ngoài thì Nghị định này bổ sung quy định cho phép nhà thầu được trực tiếp làm thủ tục xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, thanh lý hàng hóa liên quan đến hợp đồng nhận thầu (khoản 22 Điều 1).
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2017.
(Lưu ý: 1 số nghị định trong sơ đồ có thể đã cũ và được thay thế bằng các nghị định mới, xem các văn bản cập nhật trong phần phụ lục dưới cùng)
1. Phân loại hồ sơ thiết kế theo bước
2. Khái quát về lập dự án đầu tư xây dựng
3. Nội dung về lập dự án đầu tư
4. Thiết kế xây dựng công trình
Phụ lục: Các văn bản Luật – Nghị định cập nhật
Theo sửa đổi tại khoản 8 Điều 1 Nghị định này, chủ đầu tư được sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc để trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng. Trước đây, quy định cũ tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 59/2015/NĐ-CP chỉ cho phép chủ đầu tư được trực tiếp quản lý dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.
Ngoài ra, Nghị định này còn bổ sung quy định về các lĩnh vực bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, thay vì trước đây chưa quy định. Cụ thể, gồm các lĩnh vực sau: khảo sát xây dựng; lập quy hoạch xây dựng; thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình; lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng; tư vấn quản lý dự án; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; Kiểm định xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng (khoản 19 Điều 1).
Đối với nhà thầu nước ngoài thì Nghị định này bổ sung quy định cho phép nhà thầu được trực tiếp làm thủ tục xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, thanh lý hàng hóa liên quan đến hợp đồng nhận thầu (khoản 22 Điều 1).
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2017.
0 nhận xét:
Post a Comment