Nó đơn giản là như vậy bạn nè:
giả sử 1 cầu có 6 dầm, bây giờ 1 xe 30T đậu trên cầu. Thế thì cầu do có bản mặt và dầm ngang nên tạo ra 1 sự kiên kết toàn khối. Có nghĩa là nếu xe đang đứng ở dầm số 1 đến 3 thì ko chỉ 3 dầm đó chịu lực ko, mà ngay cả dầm số 4,5,6 cũng chịu nữa. Vấn đề ở đây là từng dầm chịu bao nhiêu % của 30T đó. đó chính là hệ số phân bố ngang. Giả sử bạn tính ra hspbn của dầm 1 la 0,3; dầm 2 là 0,25... đến dầm số 6. Có nghĩa là khi xếp tải tối đa thì dầm 1 chỉ chịu có 0.3x30=10T thôi, các dầm còn lại "chia phần". Vậy là tổng các hspbn của các dầm cộng lại sẽ phải luôn luôn = 1 .
Bạn đã hiểu rồi chứ?
Từ đó bạn sẽ hiểu là càng làm giảm được hspbn thì càng tốt, có nghĩa là mặc dù xếp tải tối đa cỡ nào kô biết mà các dầm đều "chia lữa" (share) cùng nhau, càng đều nhau thì càng tốt. Từ đó sẽ đòi hỏi bạn sẽ tự hiểu là để làm được như vậy thì phải bố trí dầm ngang và bmc càng cứng thì hspbn sẽ "càng nhỏ lại đều nhau".
Bạn cũng nên lưu ý là "cái" hspbn của bạn tính chỉ là hspbn LÝ THUYẾT, còn thực tế cái cầu đó ở ngoài kia nó làm việc như thế nào thì lại khác bạn ạ. Thông thường thì 2 cái hspbn này kô giống nhau đâu.
Vài lời góp ý của mình.
KIẾN THỨC LÀ VÔ TẬN HÃY LIKE VÀ CHIA SẼ NHÉ CÁC BẠN - CHÂN THÀNH CẢM ƠN
Like Page để cập nhập nhiều tài liệu hơn các bạn nhé và đừng quên like nếu thấy hay
0 nhận xét:
Post a Comment