Thursday, May 28, 2015

Câu hỏi bảo vệ đồ án cầu thép


CÂU HỎI BẢO VỆ CẦU THÉP
Dưới đây chỉ là số nhỏ câu hỏi trong kho đồ án chia sẽ các pro tham khao qua, nếu thấy được mình poss lên tiếp, các bạn theo dõi để cập nhật thường xuyên nhé
****
******

1. Hãy chứng minh chiều cao dầm mà bạn lựa chọn là kinh tế và hợp lý
2. Sườn tăng cường có nên hàn trực tiếp vào biên trên không? Vì sao?
3. Sườn tăng cường trung gian có nên hàn trực tiếp vào biên dưới  không? Vì sao?
4. Vì sao sườn tăng cường tại gối lại hàn cả 2 đầu vào các biên?
5. Hãy tính đặc trưng hình học của dầm
6. Chứng minh công thức tính toán theo độ cứng? ý nghĩa của công thức
7.Trình bày cách phân loại tiết diện theo độ mảnh?
8.Phân loại và tính toán tiết diện theo điều kiện chiều dài giằng có ý nghĩa gì?
9. Ưu điểm của cầu dầm liên hợp so với cầu dầm thép? Ý nghĩa của việc quy đổi về bản bê tông về bề rộng có hiệu  khi tính toán?
10.Giải thích đại lượng  Dc và Dcp? Khác nhau như thế nào, cách tính toán?
11. Hãy cho biết cụ thể khi nào thì cần bố trí sườn tăng cường đứng, STC ngang?
12.Lực xung kích là gì?Hệ số Im có áp dụng cho tải trọng làn không?
13.Vì sao phải kiểm tra trạng thái giới hạn mỏi?
14.Tại sao khi tính toán độ võng của dầm lại lấy tổ hợp 25%xe thiết kế +tải trọng làn?
15.Ổn định tổng thể là gì? ổn định cục bộ là gì?  Nếu dầm đảm bảo ổn định tổng thể nhưng lại mất ổn định cục bộ higf phải làm thế nào?
16.Cho biết ý nghĩa của tải trọng làn ?
17. Nêu cách chọn kích thước sườn tăng cường đứng?
18. Chức năng của sườn tăng cường đứng tại gối ?
19. Vì sao khoảng cách giữa các neo hoặc đinh lại yêu cầu: 3d < s < 8d  ?
20. Vì sao phải tính toán bố trí neo chống bốc?
21.Trình bày cách xác định điểm cắt lý thuyết, mục đích?
22. Bề dày, bề rộng bản biên cũng như mối hàn nối trong đoạn chuyển tiếp phải được gọt vát đi với độ vát  không quá bao nhiêu đối với biên chịu nén và biên chịu kéo?
23. Hãy cho biết lực tác dụng lên đinh tán hoặc mối hàn liên kết trong liên kết biên dầm vào sườn dầm, nguyên nhân lực đó?
24. Vì sao khi tính toán hệ số phân bố ngang cho trạng thái mỏi lại phải chia cho 1,2(mg /1,2)?
25.Vì sao hệ số tải trọng ở trạng thái sử dụng lại lấy 1,3 đối với cầu thép? 
26. Nêu các loại tải trọng tác dụng ứng với từng giai đoạn làm việc?
27. Hãy tính toán và kiểm tra ứng suất tiếp cho dầm ? công thức?
28. Hãy cho biết hệ số điều kiện làm việc (m) lấy như thế nào đối với biên chịu nến và biên chịu kéo khi tính toán số bu lông hoặc đinh tán?
29.Trong công thức Tret-let-ski để tính sơ bộ trọng lượng dầm, vì sao lại lấy giá trị mômen ở vị trí L/4 mà không phải vị trí khác(chẳng hạn L/2)?
30.Tại sao lại sử dụng hệ số qui đổi môđun ngắn hạn (cho tải tọng thức thời) và tỉ số mođun dài hạn (tải trọng thường xuyên) mà không sử dụng một hệ số , trong khi thiết kế Cầu BTCT chỉ sử dụng 1 hệ số?
31.Vì sao bề rộng tính toán của bản lại lấy giống nhau trên toàn bộ nhịp trong khi ứng suất phân bố không đều nhau?
32.tại sao ta dùng 2 tấm thép làm bản cánh dưới mà ko dùng 1 tấm có tiết diện chịu lực tương đương?
33.Phạm vi áp dụng của Phương pháp Đòn Bẩy là gi? :
Trả lời:
1. Mặt cắt ngang chỉ có 2 dầm chủ.
2. Độ cứng của kết cấu ngang yếu (có thể có nhiều dầm chủ) (Cầu cũ – hệ liên kết ngang bị gỉ, yếu)
3. Mặt cắt tại gối, đầu dầm . (Trụ hoặc mố)
4. Cầu dầm thép có bản mặt cầu lắp ghép
5. Khi tính một làn cho dầm biên trong phương pháp dầm đơn.
Như vậy, Khi tính hệ số phân bố ngang cho các tải trọng : DC3, DW, PL, LL(dầm biên, 1 làn) tại mặt cắt đầu dầm thì phải dùng PP Đòn bẩy.


+++************++++


+++++++******+++++++

KIẾN THỨC LÀ VÔ TẬN - HÃY LIKE VÀ CHIA SẼ NHÉ CÁC BẠN - CHÂN THÀNH CẢM ƠN
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            

0 nhận xét:

 

Nh?n xét m?i!

Loading
X