GIÁM SÁT THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU NỀN VÀ MÓNG CÔNG TRÌNH - PHẦN 3
Bài viết này trình bày những điều cơ bản về các kiến thức phục vụ cho việc giám sát thi công và nghiệm thu nền và móng công trình.
II. NỀN GIA CỐ
Cần xác định rõ các thông số kiểm tra sau:
- Độ sâu và phạm vi gia cố (đầm nện bề mặt hoặc nén chặt sâu bằng cọc cát, cọc xi măng đất... hoặc bằng phương pháp hoá học);
- Chỉ số độ chặt, độ bền, mô đun biến dạng độ thấm xuyên nước so với yêu cầu thiết kế;
- Công nghệ dùng trong kiểm tra chất lượng đất nền sau khi cải tạo/gia cố (lấy mẫu, đồng vị phóng xạ, nén tĩnh tại hiện trường, xuyên tĩnh/động vv...);
- Công tác nghiệm thu kết quả cải tạo đất nền cần quy định tương ứng với các yêu cầu của thiết kế về kích thước khối đất và các đặc trưng của đất đã gia cố như các số liệu sau đây:
- Mặt bằng và lát cắt khối đất đã cải tạo;
- Lý lịch kỹ thuật của vật liệu đã dùng trong gia cố;
- Lượng vật liệu chất gia cố trong 1 m3 đất gia cố ( kg/m3);
- Nhật ký kiểm tra công việc;
- Các số liệu về cường độ, mô đun biến dạng tính thấm nước, độ ổn định nước của đất đã cải tạo.
,
- Phạm vi áp dụng của phương pháp (bảng 7.5 và bảng 7.6);
- Lựa chọn đúng phương pháp;
- Thiết kế bố trí theo những tiêu chuẩn tương ứng;
- Nắm được những yêu cầu cơ bản của từng phương pháp khi lựa chọn cách thoát nước;
- Kiểm tra chất lượng vật liệu bấc thấm theo các tiêu chuẩn;
- Thi công bấc thấm ( theo TCXD 245 : 2000);
- Độ xốp mao dẫn ( theo ASTM - D4751);
- Độ thấm của lớp lọc ( theo ASTM - D4491 hoặc NEN 5167);
- Khả năng thoát nước ( theo ASTM - D4716);
- Độ bền kéo ( theo ASTM - D4595 và ASTM - D4632);
- Kiểm tra kết quả xử lý : hệ thống quan trắc lún theo thời gian và sự tiêu tán áp lực nước lỗ rỗng, chuyển vị ngang ( xem hình 7.1) ; (các hình vẽ được trình bày ở cuối chương này);
- Đối với vải địa kỹ thuật theo các tiêu chuẩn :
- Lấy mẫu và xử lý thống kê ( theo TCN-1);
- Xác định độ dày tiêu chuẩn ( theo TCN-2);
- Xác định khối lượng đơn vị diện tích (theo TCN-3);
- Xác định độ bền chịu lực kéo và dãn dài (theo TCN-4);
- Xác định độ bền chọc thủng (theo TCN-5);
- Xác định kích thước lỗ vải (theo TCN-6);
- Xác định độ thấm xuyên (theo TCN-7);
- Xác định độ dẫn nước bề mặt (theo TCN-8);
- Xác định độ bền chịu tia cực tím (theo TCN-9).
Cơ chế cảitạo
|
Cốt
|
Hỗn hợp trộn hay phụt vữa
|
Đầm chặt
|
Thoát nước
|
Thời gian cải tạo
|
Phụ thuộc sự tồn tại của thể vùi
|
Tương đối ngắn
|
Lâu dài
|
Lâu dài
|
Đất hữu cơ
| ||||
Đất sét có nguồn gốc núi lửa
| ||||
Đất sét độ dẻo cao
| ||||
Đất sét độ dẻo thấp
| ||||
Đất bùn
| ||||
Đất cát
| ||||
Đất sỏi
| ||||
Trạng thái cải tạo
của đất
|
Tương tác giữa đất và thể vùi
|
Xi măng hoá
|
Dung trọng cao do hệ số rỗng giảm
| |
(Không thay đổi trạng thái đất)
|
(Thay đổi trạng thái đất)
|
Bảng 7.6. Lĩnh vực ứng dụng và chức năng của vải/lưới địa kỹ thuật
Chức năng
| |||||
Lĩnh vực điển hình
|
Phân cách
|
Tiêu
|
Lọc
|
Gia cố
|
Bảo vệ
|
Đường đất và sân kho
Đường đất và bãi đỗ xe
Đê và các công trình ngăn nước
Gia cố tường và mái dốc
Tiêu ngầm
Lọc dưới rọ đá
Lọc qua đập đất
Lọc qua kè sông, biển
Các công trình cải tạo đất bằng thuỷ lợi
|
·
·
·
O
O
·
O
·
|
O
O
O
·
O
O
·
|
O
O
O
O
·
·
·
·
|
O
O
*
·
| |
Khép kín các vùng đất chứa chất thải
|
O
|
O
|
·
| ||
Ngăn chặn các vùng đất chứa chất thải
|
O
|
O
|
·
| ||
Đường hầm không thấm nước
|
O
|
·
| |||
Ngăn chặn các hoá chất tổng hợp
|
·
|
·
| |||
Trạm bảo dưỡng đường sắt
|
·
| ||||
Sân vận động và sân giải trí
|
·
|
O
|
·
| ||
Hệ thống các sản phẩm có hợp chất hoá học
|
·
|
·
|
· - Chức năng chính; O - Chức năng phụ; * - Ứng dụng tuỳ thuộc loại đất
Khả năng chuyển nước của bấc thấm hoặc vải địa kỹ thuật là thông số cần thiết dùng trong thiết kế, thường không nhỏ hơn 100m3/năm ở áp suất không nở hông là 276 KPa (40psi).
Hệ số thấm của vải địa kỹ thuật thường bắt buộc lớn hơn hoặc bằng 10 lần hệ số thấm của đất.
Ngoài những yêu cầu về vật liệu lọc, phương pháp này còn phải dùng ở những địa tầng thích hợp của lớp đất yếu trong cấu trúc địa tầng nói chung, trong đó quan trọng là áp lực gia tải trước (để tạo ra sự thoát nước) được truyền đầy đủ lên lớp đất yếu và không lớn quá để gây mất ổn định nói chung. Chi tiết về vấn đề này có thể tìm hiểu trong tài liệu tham khảo [5] và [6].
Biện pháp để tăng tốc độ cố kết nền đất hiện đại là dùng phương pháp “ chân không “. Dùng lực hút chân không để hút nước dưới móng làm tăng tốc độ cố kết nền đất dưới móng. Phủ kín mặt khu vực cần rút nước. Hút chân không. Nước hút lên lại được tưới xuống. Chu trình hút và tưới sẽ làm tăng sự trầm tích của nền đến khi đất đủ chịu tải trọng bên trên truyền xuống.
Ảnh trên giới thiệu phương pháp bấc thấm thực hiện theo thao tác phụ là hút chân không nâng cao tốc độ tích lắng cát . Nếu chỉ đổ cát gia tải, thời gian cố kết của nền khoảng 5~6 năm. Nếu sử dụng bấc thấm có thể rút ngắn thời gian 50%. Nếu dùng cách hút chân không thêm vào, thời gian chỉ còn không quá 20% so với không sử dụng chân không kết hợp bấc thấm.
2. Khoan phụt vữa
Công nghệ khoan phụt vữa (grouting technology), với áp lực 20-40 MPa hiện đang dùng trong xây dựng nền móng và công trình ngầm nhằm:
- Nhồi lấp các lỗ rỗng;
- Làm chuyển vị và dồn chặt đất;
- Giảm độ hút nước, tăng cường độ.
Với nhiều mục tiêu
- Rắn hoá và ổn định đất để truyền tải trọng xuống sâu trong thi công đường tàu điện ngầm, đường cao tốc và nền móng;
- Cách chấn cho móng máy;
- Làm hệ thống neo có phun vữa để giữ ổn định, chịu lực kéo;
- Bít lấp các vết nứt trong công trình bê tông và thể xây;
- Làm lớp phủ mặt kênh đào;
- Phun khô bê tông làm lớp áo cho công trình ngầm;
- Làm giếng dầu bằng ximăng giếng khoan;
- Phun vữa ứng suất trước trên đường sông;
- Phun vữa tạo cọc hoặc bảo vệ và xử lý cọc bị khuyết tật.
- Trên hình 7.3 trình bày công nghệ bơm ép gia cố nền. Nội dung kiểm tra như đã nêu từ điềm 1 đến điểm 4, chi tiết hơn xem ở bảng 7.7.
- Công nghệ phụt một ống : JET 1 (one-jet technology). Công nghệ này chỉ dùng xi măng và nước làm vữa phụt. Cột phụt này có dường kính chỉ là 0,5-0,8 m.
- Công nghệ phụt hai ống : JET 2 (two-jets technology). Công nghệ này có hai ống phụt đồng trục dùng hỗn hợp nước -ximăng . Phạm vi cọc xi ăng đất được tạo có đường kính 0,8-1,5 m.
- Công nghệ phụt 3 ống phụt JET 3 (three-jets technology).Công nghệ này sử dụng 3 ống phụt đồng trục và áp lực bơm phụt tới 20-30 MPa và đường kính cọc xi măng đất được phụt tới 1,2-2,5 m.
Các dữ liệu khoan phụt điển hình được cho trong bảng dưới đây:
Độ cứng của cột xi măng đất được diễn tả trong biểu đồ sau:
Một số hình ảnh cọc đất phụt xi măng trong đất :
Một khu vực đã được gia cố thành vách đào để thi công móng trong khi nhà liền kề rất sát khu đất xây dựng :
Qui trình gia cố có thể như sau:
* Chế tạo dung dịch hồ xi măng :
* Kiểm tra trước khi cho máy bơm hút hồ xi măng :
* Bơm hồ xi măng xuống gia cố nền :
Một số hình ảnh cọc đất phụt xi măng trong đất :
Cột đất do phụt một ống
Cột thi công theo công nghệ 2 ống phụt :
Phụt vữa xi măng vào đất được gọi là công nghệ tường xi măng đất được dùng phổ biến cho gia cố nền, làm chắc nền như gia cố dưới móng nhà, gia cố quanh hố sâu như hầm nhà ( Nhà Hàng Hải, đầu phố Kim Liên - Đại Cồ Việt ), gia cố khu vực mới đào, chống thấm cho nền công trình và cho đê, đập , tạo cứng cho nền đất yếu.
Hình trình bày cách gia cố nền chuẩn bị để làm bể nước ngầm cạnh ngôi nhà
Gia cố nền đất quanh ngôi nhà đã có
Gia cố vòm trên nóc hầm chuẩn bị khoét lỗ làm cửa để nối hầm đang có với hầm sắp làm.
Với công trình đập, khi cần chống thấm cho lớp đất mới đắp có thể dùng phương pháp khoan phụt :
Gia cố bờ đê, bờ đập :
Sử dụng phương pháp khoan phụt trong các trượng hợp sau :
Hãy like và chia sẽ các bạn nhé. Có gì thắc mắt các bạn chia
sẽ qua page https://www.facebook.com/profile.php?id=100008614863386
cảm ơn bạn đã ghé thăm web của chúng tôi
0 nhận xét:
Post a Comment