Trình tự thi công cống
Nguyên tắc phân đoạn,
chọn máy
Ý nghĩa cự ly vận
chuyển kt
Ý nghĩa của sơ đồ lu,
san....
Nói chung là nhiều
lắm, mình làm cái gì thì thấy hỏi cái đó thôi>
Hên xui mà. Chúc ông
bạn và những người khác bv tốt nhé.
Ngoài ra lần trước đi bảo vệ thầy cũng hỏi những câu hóc
lắm, như là:
- Tính thể tích tường
cánh, tường đầu => khối lượng vật liệu cần dùng.
- Trình bày cách bố
trí, cắm đường cong chuyển tiếp.
- Giả thuyết 1 phương
án lập tiến độ tổ chức thi công nền đường khác (vị trí mỏ đất ở nơi khác, cống
ở nơi khác...) => thi công như thé nào : đoạn nào nên làm trước, đoạn nào
làm sau, bố trí số lượng máy móc và công nhân thi công như thế nào...)
- Bố trí máy thi công
trong thực tế sao cho hợp lý (cái này khó nè, vì cần nhiều kinh nghiệm thực tế
hơn).
1-Chuẩn bị: vật liệu,
ống cống đến hiện trường thi công
2-Căm cọc tim cống,
giác móng, xác định phạm vi thi công
3-Đào móng cống
4-Xây móng
5-Đặt ống cống: đặt
từ hạ -> thượng lưu để đễ điều chỉnh
6-Làm mối nối
7-Xây tường đầu hoặc
tường cánh, hố tụ, gia cố
8-Đắp đất 2 bên cống:
đắp đều 2 bên, và đắp thành từng lớp
9-Thông dòng.
Câu 2. Căn cứ chọn
dốc mái taluy?
Đối với nền đường đào
hoặc đắp căn cứ vào loại vật liệu đắp(đào) và chiều cao đắp(đào) mà ng ta chọn
các độ dốc mái taluy khác nhau. Đc quy định rõ trong bảng 24, 25 quy trình
4054-2005.
Câu 3.Dùng ống cống
như thế nào ?
Cống bao gồm 2 loại :
Cống địa hình và cống cấu tạo
-Cống địa hình được
bố trí tại các vị trí cắt qua các dòng suối nhr hay cắt qua khe tụ thủy mà khi
mưa sẽ hình thành dòng chảy.
-Cống cấu tạo được bố
trí chủ yếu để thoát nước trên mặt đường và trên mái taluy có lưu lượng nhỏ,
cống cấu tạo bố trí theo quy trình mà không cần tính toán.
- Cố gắng đi tuyến
sao cho cắt vuông góc với dòng chảy.
- Vai nền đường phải
cao mực nước dâng trước cống tối thiểu 0.5m với cống không có áp và bán áp có
khẩu độ nhỏ hơn 2m, cao hơn 1m với cống có khẩu độ lớn hơn 2m.
- Đường có cấp hạng
cao thì hướng cống và cầu nhỏ phụ thuộc hướng tuyến. Khi vượt qua các dòng suối
mà địa chất chắc và ổn định thì có thể chuyển vị trí cống lên lưng chừng suối
để giảm bớt chiều dài và dễ thi công.
- Phải đảm bảo chiều
dày đất đắp trên cống tối thiểu là 0.5m hoặc phải đủ bố trí chiều dày của lớp
kết cấu mặt đường nếu chiều dày kết cấu lớn hơn 0.5m.
- Cống để thoát nước
rãnh dọc gọi là cống cấu tạo. Cự ly cống cấu tạo không lớn hơn 500m đối với
rãnh hình thang, không > 250m đối với rãnh hình tam giác.
- Nên dùng cống tròn
là BTCT vì rẻ và tiện cho thi công cơ giới. Cống vuông dùng cho lưu lượng lớn
hơn cao độ nền đắp hạn chế.
Câu 4. Tại sao phải
mở rộng bụng đường cong. Cách bố trí mở rộng?
*Khi xe chạy trên
đường cong trục sau cố định luôn luôn hướng tâm còn bánh trước hợp với trục xe
một góc, nên xe yêu cầu một chiều rộng lớn hơn trên đương thẳng. Vì vậy để đảm
bảo trên đường cong tương đương như trên đường thẳng ở các đường cong có bán
kính nhỏ (<250 m theo TCVN 4054 - 05) sẽ phải mở rộng thêm phần xe chạy.
*Cách bố trí:
-Bố trí mở rộng trên
suốt chiều dài đường cong tròn.
-Bố trí ở bụng đường
cong(TH khó khăn cho phép bố trí ở lưng hoặc 1 phần phía lưng 1 phần phía bụng)
-Bố trí đoạn nối mở
rộng trùng với đoạn chuyển tiếp và đoạn nối siêu cao của đường cong, nếu ko có
đc chuyển tiếp thì bố trí mở rộng 1m trên 10m dài.
Câu 5. Nguyên tắc
chung thiết kế trắc dọc đường?
Đảm bảo điều kiện kỹ
thuật (xe chạy an toàn, êm thuận), điều kiện kinh tế (chất lượng vận doanh, chi
phí xây dựng), điều kiện thẩm mỹ, cảnh quan, cụ thể:
-Dùng các độ dốc bé
và ít thay đổi độ dốc( 0,5% <= id <= 6% ), đường trên cao 20000m so với
mực nước biển không dốc quá 8%, qua khu dân cư không quá 4%, trong hầm không
lớn hơn 4% và không nhỏ hơn 3%. Chiều dài dốc dọc không được quá dài, đoạn đổi
dốc không được quá ngắn.
-Đường cong đứng lồi
và lõm phải đảm bảo bán kính không nhỏ hơn bán kính tối thiểu.
-Độ dốc trong nền đào
và nền đắp thấp dưới 60cm không được nhỏ hơn 0.5%, trong trường hợp khó khăn có
thể không nhỏ hơn 0.3% nhưng không dài quá 50m. Vai đường cao hơn mực nước ngập
thường xuyên 0.5m
-Khối lượng đào đắp
ít và xấp sỉ bằng nhau.
-Phối hợp chặt chẽ
giữa bình đồ, trắc dọc, trắc ngang để đảm bảo tuyến hài hòa.
-Phải đảm bảo cao độ
của các điểm khống chế trên tuyết gồm:
+Điểm đầu,điểm cuối.
+Điểm giao cắt với
đường sắt, đường ô tô cấp cao hơn
+Các vị trí công
trình thoát nước
+Đoạn tuyến đi qua
khu dân cư, đô thị
Câu 6. Căn cứ chọn
cấp hạng đường?
Chủ yếu là theo chức
năng tức là tầm quan trọng của nó đồng thời có xét đến yếu tố địa hình, chỉ
tiêu về lưu lượng xe chỉ để tham khảo.
Câu 7. Đặc điểm của
tuyến qua vùng dân cư?
-Nếu nhu cầu vận
chuyển quá cảnh của tuyến bé hơn nhu cầu vận chuyển trực tiếp đến khu dân cư
thì bố trí tuyến trùng với đường trục chính của khu dân cư.
- Đê đảm bào không
ảnh hưởng đến giao thông của khu dân cư, tuyến nên đi tránh ra ngoại ô, tốt
nhất là đi trên ranh giới giữa ngoại ô và thành phố, tiếp tuyến với vành đai
thành phô.
-Đ.bảo GT t.lợi &
nhanh nhất giữa các KV dân cư
-Phải có MCN đủ rộng
để b.trí h.thống KT(điện,thông tin,cấp thoát nước…)
-Phải phối hợp hài
hòa với các CT k.trúc xung quanh
Câu 8. Nguyên tắc
chung định tuyến qua đèo?
Tuyến phải đi qua
điểm đèo, tức là điểm thấp nhất trên đèo. Phải đặt 1 đỉnh của đường cong đứng
lồi trên đỉnh đèo
Câu 9. Thế nào là tần
suất thiết kế thủy văn, quy định trong cầu, cống, nền?
Tần suất thiết kế
thủy văn P% là chỉ trung bình trong thời gian 100/P năm sẽ có 1 hiện tượng thủy
văn( mưa, lũ) đạt hoặc lớn hơn mức nước như thiết kế.
Câu 10. Cách xác định
lưu lượng?
Áp dụng quy trình
22TCN 220-95 của Bộ GTVT khi không có tài liệu đo lưu lượng trên sông để xác
định lưu lượng dòng chảy lũ thông qua diện tích lưu vực, đặc trưng địa mạo lưu
vực, địa chất lưu vực và lượng mưa ngày.
Câu 11. Các PP khảo
sát thủy văn?
1/ Điều tra tại các
trạm khí tượng thủy văn
2/Hỏi những người cao
tuổi còn độ minh mẫn
ND điều tra: Mực nước
cao nhất, thời gian xuất hiện, nguyên nhân xuất hiện, điều tra mực nước thường
xuyên.
Câu 12. Các điểm
khống chế khi thiết kế đường đỏ?
1/Điểm khống chế bắt
buộc:
+điểm đầu, điểm cuối
tuyến
+Điểm giao cắt với
đường sắt, đường ô tô cấp cao hơn
+Cao độ khu dân cư,
đô thị
+Điểm vượt đèo yên
ngựa (!!!!)
2/Điểm khống chế giới
hạn:
Cao độ đường đỏ phải
đảm bảo giới hạn nhất định:
+Vùng ngập nước
+Vị trí đặt các công
trình thoát nước
Câu 13. Các PP nâng
siêu cao, ưu nhược điểm?
Có 3 PP:
-Quay quanh tim
đường:
+Ưu: cao độ tim đường
giữ nguyên
+Nhược: Giảm cao độ
vai đường, khó khăn nơi có nc ngập, sử dụng nhiều cho
đường thành phố.
-Quay quanh mép lề xe
chạy:
+Ưu: không phải đào
bỏ vai đường
+Nhược: tạo độ dốc
dọc( vì thay đổi cao độ tim tuyến)
-Quay quanh trục ảo:
ít sử dụng trong đường có giải phân cách.
*** Khi sử dụng PP
quay quanh mép cao độ đường đỏ lấy ở mép,khi vẽ trắc dọc phải xét
đến yếu tố thay đổi
cao độ trên trắc dọc.
Câu 14. Tại sao phải
bố trí đường cong chuyển tiếp ?
Khi xe chạy trên
đường thẳng thì bán kính quỹ đạo của xe là vô cùng nên lực ly tâm bằng 0.Khi xe
chạy vào đường cong bán kính R thì lực ly tâm đột ngột tăng lên mv^2/R. Thay
đổi góc ngoặt giữa trục bánh trước và trục bánh sau từ 0 lên anpha.
Đường cong chuyển
tiếp có tác dụng tạo sự chuyển biến điều hòa về lực ly tâm và góc ngoặt anpha.
Ngoài tác dụng cơ học
trên đường cong chuyển tiếp còn làm cho tuyến có dạng hài hòa hơn, đảm bảo tầm
nhìn hơn, an toàn hơn.
Câu 15: các phương
pháp gia cố đất
Việc gia cố đất yếu
nhằm XD nền đường đắp trên đất yếu
*Các g.pháp được
t.hiện cùng với nền đắp
-Đắp theo g.đoạn
-Bệ phản áp
-Gia tải tạm thời
-Đắp bằng VL nhẹ
-Gia cường bằng vải
ĐKT
*Các g.pháp cải thiện
đất dưới nền đắp
-Thay đất yếu
-Đường thấm thẳng
đứng
-Cố kết bằng hút chân
ko
-Cọc VL rời( cọc ba
lát):đá dăm,sỏi,cát
-Hào ba lát:đá
dăm,sỏi
Phun chất rắn(theo
phương ngang) Cọc đất g/cố v/cơ(vôi,XM)
G/cố đất bằng điện
phân
Câu 16: các dạng hư
hỏng của đường-nguyên nhân
-Nền đường bị lún:
Do dùng loại đất ko
tốt
Do lu lèn ko đủ độ
chặt
Do đắp nền đường trên
đất yếu ma ko xử lí hoặc xử lí ko phù hợp
-Nền đường bị trượto
nền đường đắp trên sườn dốc mà ko rẫy cỏ,đánh bậc cấp
-Nền đường bị nứt:
Do đắp nền đường bằng
đất quá ẩm Do đắp bằng đất ko đúng quy cách Do nên đường lún ko đều
-Sụt lở mái taluy:
Do nền đắp quá
cao(>6m) hoặc đào quá sâu(>12m)
Do độ dốc mái taluy
nền đào hoặc nền đắp ko phù hợp(do TK hoăc t/công ko
đúng)
Câu 17: thế nào là hệ
số triển tuyến
H.số triển tuyến là 1
chỉ tiêu KTKT đc sd khi s2 các PA đương ô tô,đc tính bằng tỉ số giữa c.dài
tuyến thực tế với chiều dài tuyến tính theo đường chim bay.
Câu 18. Thế nào là
lưu lượng xe thiết kế?
Là số lượng xe tại
thời điểm đầu hoặc cuối thời kỳ thiết kế, được tính toán dựa trên số liệu thu
thập thực tế(đvới thời điểm hiện tại) và tính toán theo quy luật ( đvới thời
điểm tương lai) mà công trình làm ra phải đảm bảo phục vụ đủ cho nhu cầu lượng
xe ở thời điểm cuối năm thiết kế.
Câu 19. Khi nào phải
gia cố rãnh?
Khi độ dốc dọc rãnh
lớn hơn hoặc bằng 5% thì cần phải gia cố rãnh.
Câu 20K,chọn tuyến
rãnh đỉnh
-Rãnh đỉnh phải có
quy hoạch hợp lí về hướng tuyến,độ dốc dọc & m/c thoát nước.Rãnh
đỉnh TK với t.diện
hình thang,chiều rộng đáy rãnh tối thiểu là 0,5m,bờ rãnh có TL
1:1,5,chiều sâu rãnh
XĐ theo tính toán thủy lực & đ.bảo mực nước tính toán trong rãnh cách mép
rãnh ít nhất 20cm nhưng ko nên sâu quá 1.5m
-Độ dốc của rãnh đỉnh
thường chọn theo đk đ.hình để t.độ nước chảy ko gây xói long rãnh.T.hợp đk
đ.hình bắt buộc phải TK rãnh đỉnh có độ dốc lớn thì phải có b.pháp g/cố long
rãnh
-Ở những nơi đ.hình
sườn núi dốc,diện tích lưu vực ,ĐC dễ sụt lở thì có thể làm hai hoặc nhiều rãnh
đỉnh
-V.trí của rãnh đỉnh
cách mép TL nền đào ít nhất 5m. T.hợp b.trí rãnh đỉnh ngăn nước chảy về nền
đường đắp thì v.trí rãnh đỉnh phải cách mép rãnh biên ít nhất là 5m nếu có rãnh
biên,và cách chân TL nền đắp ít nhất là 2m
Câu 21: Các loại móng
cống và phạm vi áp dụng
-Theo VLXD:
Móng đá: sd ở những
nơi sẵn đá
Móng gạch:sd ở nơi
thiếu đá
Móng BT: có thể CGH
t/công,có thể dùng BT có CĐ khác nhau ở những chỗ y/cầu chịu lực khác nhau
Móng BTCT:chịu độ
võng lớn
-Theo k/cấu:
Móng đặc: có thể thu
nhận tải trọng tương đối lớn Móng cột: t.hợp khi CĐ của móng tương đối cao Móng
l.hợp
-Theo đk làm việc
dưới td của tải trọng:
Móng cứng: ko xét tới
k.năng chịu uốn
Câu 22: Khi nào phải
gia cố taluy nền đường.
Việc gia cố ta luy
đếu tiến hành cho cả nền đào và nền đắp khi cần thiết nhưng trước khi gia cố ta
luy đối với nền đắp thì cần phải đảm bảo ổn định của nền đắp rồi mới xét đến
vấn đề gia cố taluy.
Khi độ dốc ngang dưới
20% phải đào bỏ lớp hữu cơ rồi mới đắp đất, dốc ngang (30-50)%
thì phải đánh bậc
cấp, còn dốc ngang >50% thì phải có có công trình chống đỡ. Sau khi xét đến
các giải pháp trên thì ta mới xét tiếp đến việc gia cố ta luy.
+) Đối với nền đào:
Khi chiều sâu đào quá lớn để tránh hiện tượng sạt lở hoặc địa chất ở đây bị
phong hóa mạnh người ta cũng gia cố ta luy bằng đá hộc chít mạch, tấm lát,lát
đá khan, hoặc trồng cỏ. Hoặc trong nền đào sâu mà tại khu vực này có mực nước
ngầm chảy ra thì trước khi gia cố bằng lát đá khan ta phải làm một lớp đệm theo
nguyên tác tầng lọc ngược để phòng nước ngầm xói và cuốn đất mái taluy đi.
+) Đối với nền đắp:
Khi nền đắp cao người ta cũng gia cố chân ta luy để tránh hiện tượng trượt mái
ta luy như mình nên ở trên.
-)Khi nền đắp tại khu
vực có chế độ thủy nhiệt bất lợi như nước mặt, khu vực tập trung nước lớn về
mùa mưa để tránh hiện tượng xói mái ta luy người ta cũng tiến hành gia cố
taluy.
-)Nền đắp cao mà tại
đây có lưu lượng mưa lớn để tránh hiện tượng rổ mái ta luy hoặc hiện tượng tạo
ra các khe mưa cũng gia cố mái ta luy, trong trường hợp này thường gia cố taluy
bằng rọ đá.
Ngoài ra trong một số
trường hợp phải gia cố taluy nền đường để đảm bảo mỹ quan cho tuyến đường và
cảnh quan lân cận nó. Trong trường hợp này thường gia cố taluy bằng trồng cỏ.
Câu 23. Ưu nhược điểm
của nền đắp thấp?
a) Ưu điểm
- Khối lượng thi công
nhỏ
- Thi công đơn giản,
không đòi hỏi các biện pháp xử lý đặc biệt,
- Ổn định mái taluy
b) Nhược điểm
- Chịu ảnh hưởng của
chế độ thủy nhiệt
- Trong trường hợp
đắp h< 0,6m đòi hỏi phải thi công rãnh an toàn để thoát nước
Câu 24. Khi rãnh dọc
không đủ khả năng thoát nước?
Khi kiểm toán mà lưu
lượng nước lớn nhất đổ về rãnh lớn hơn khả năng thoát nước của rãnh, khi đó ta
phải bố trí rãnh đỉnh để giảm lượng nước đổ về rãnh
Câu 25. Mục đích gia
cố lề?
Gia cố lề vì lề đường
là nơi dùng để tránh xe hoặc để đỗ xe tạm thời, nó là 1 dải đất nằm song song
với phần đường xe chạy. ngoài ra lề đường còn là nơi dùng để tập kết vật liệu
khi sửa chữa mặt đường. lề đường phải có 1 phần gia cố nhằm mục đích giữ ổn
định cho kết cấu áo đường phần xe chạy.kết cấu lề gia cố có thể giảm bớt chiều
dày, bớt lớp
kết cấu hoặc sử dụng
vật liệu có cường độ thấp nhưng lớp mặt đường trên cùng phải giống với lớp mặt
trên cùng của lớp kết cấu áo đường.
Câu 26. Cách đắp đất
bên cống?
Trả lời:
-) Đắp thành từng lớp
đểu hai bên cống tránh xê dịch cống
-) Đắp đất trên đỉnh
cống tối thiểu 50cm
-) Nên dùng loại đất
khó thoát nước để đắp đất hai bên cống
-) Nếu đắp bằng đá:
phải loại những viên đá có kích thước D> 15cm ra khỏi khu vực thành cống một
đoạn> 1,5D
Câu 27. Tại sao phải
triết giảm dốc trên đường cong?
Vì trong đường cong
nằm bán kính nhỏ độ dốc thực tế sẽ tằng do:
+ Đường cong bán kính
nhỏ có siêu cao nên tổng hình học của dốc siêu cao và dốc dọc sẽ lớn hơn độ dốc
dự định áp dụng.
+ Chiều dài ở bụng
đường cong ngắn hơn ở tim đường nên dốc dọc ở mép trong lớn hơn dốc dọc ở tim
đường.
Câu 28: Có mấy phương
pháp xác định tầm nhìn?
Có 4 sơ đồ tầm nhìn
tương ứng với 4 tình huống:
+ Xe cần hãm trươc
chướng ngại vật tĩnh trên đường (Cơ bản nhất phải được kiểm tra trong bất kỳ
tình huống nào)
+ Hai xe chạy ngược
chiều nhau kịp hãm lại không đâm vào nhau (Ít xảy ra, áp dụng với đường không
có giải phân cách trung tâm, dùng tính bán kính đường cong đứng)
+ Hai xe chạy trên
cùng 1 làn kịp tránh nhau và không giảm tốc độ (Không phải sơ đồ cơ bản, ít
được sử dụng)
+ Hai xe cùng chiều
có thể vượt nhau (Dùng trên đường 2 làn xe không có dải phân cách trung tâm)
Câu 29: Quy định bố
trí nối tiếp đường cong chuyển tiếp?
Giữa 2 đường cong
chuyển tiếp bán kính nhỏ phải có đoạn chêm đủ để bố trí đường cong chuyển tiếp,
chiều dài tối thiểu của đoạn chêm lơn hơn tổng 2 nửa đường cong chuyển tiếp.
Câu 30: Dùng số liệu
gì vẽ trắc dọc?
-Trắc dọc tự nhiên
được vẽ từ số liệu của tuyến trên bình đồ, dựa vào cao độ tự nhiên của các cọc
trên tuyến
-Trắc dọc thiết kế
được vẽ dựa trên cao độ các điểm không chế, các điểm mong muốn, phù hợp với yêu
cầu kinh tế kỹ thuật của tuyến.
Câu 31: Điều kiện để
bố trí đường cong chuyển tiếp?
+ Trên đường cao tốc
phải bố trí đường cong chuyển tiếp với bất kỳ bán kinh nào
+ Trên đường ô tô thì
với tốc độ tính toán từ 60km/h trở lên phải làm đường cong chuyển tiếp.
Câu 32: Các chỉ tiêu
chọn phươn án tuyến trong đồ án?
+Chiều dài tuyến, hệ
số triển tuyến.
+Dốc dọc.
+Số lượng đường cong
nằm, bán kính cong nằm, số lượng bán kính cong nằm tối thiểu, bán kính cong nằm
trung bình.
+Số lượng cong đứng,
bán kính cong đứng nhỏ nhất..
+số cống.
Câu 33: Trình tự bố
trí đoạn nối siêu cao?
Siêu cao được nâng
dần tuyến tính trên đoạn nối siêu cao với tổng độ nâng siêu cao là i=isc+in.
Việc thực hiện đoạn nối siêu cao được thực hiện như sau:
-Quay phần xe chạy
phía lưng đường cong quanh tim đường cho tới khi đạt độ dốc ngang 0%
-Quay tiếp tục phần
xe chay phía lưng đường cong quanh tim đường cho tới khi cả phần xe chạy có
cùng 1 độ dốc ngang đổ vào bụng đường cong.
-Quay cả phần xe chạy
quanh tim đường cho tới khi đạt độ dốc siêu cao.
Trong qua trình quay
siêu cao lề gia cố quay cùng phần xe chạy, lề đất không quay mà vẫn giữ độ dốc
ban đầu và hướng ra ngoài.
Câu 34: Các chế độ
nước chảy trong cống?
Có 3 chế độ nước chảy
trong cống:
-Chế độ không áp khi
H<=1.2hcv với miệng cống thường và H<=1.4hcv với miệng cống theo dạng
dòng chảy.
-Bán áp khi
H>1.2hcv với miệng cống thường.
-Có áp khi
H>1.4hcv với miệng cống theo dạng dòng chảy và độ dốc cống nhỏ hơn độ dốc ma
sát.
Câu 35: Tính xói sau
cống như thế nào?
-Tính với tốc độ nước
chảy sau cống bằng 1.5Vo (Vo là vận tốc nước chảy trong cống)
-Công thức tính chiều
sâu xói:
Câu 36: Tại sao không
thiết kế cống bản?
Theo kinh nghiệm khi
lưu lượng lớn hơn 15m3/s thì làm cống bản kinh tế hơn cống tròn, còn với lưu
lượng nhỏ như lưu lượng tính toán được trong đồ án thì việc dùng cống trong bê
tông cốt thép có ưu điểm vượt trội hơn so với cống bản, cống tròn dễ thi công
kinh tế và tiện cho việc cơ giới hóa trong khi thi công, tuy cống trong yêu cầu
chiều cao đất đắp tối thiểu trên cống lớn hơn cống bản nhưng trong đồ án không
khống chế cao độ này nên chọn cống trong là hợp lý.
Câu 37: Căn cứ chọn
bán kính đường cong nằm?
Tìm cách chọn bán
kính lớn để đảm bảo điều kiện xe chạy dễ dàng đồng thời phải bám sát địa hình
để hạn chế khôi lượng đào đắp. Chỉ trong trường hợp khó khăn mới dùng đến bán
kính đường cong nằm tối thiểu, khuyến khích dùng bán kính tối thiểu thông
thường trở lên. Các đường cong cạnh nhau bán kính không nên lệch nhau quá 1.5
lần, sau đoạn thẳng dài không nên bố trí đườn cong bán kính nhỏ, các bán kính
nhỏ nên tập trung lại 1 khu vực.
Câu 38: Mục đích, tác
dụng của đường cong nối dốc?
Để liên kết các dốc
dọc trên mặt cắt dọc giúp cho xe chạy điều hòa hơn, thuận lời hơn, đảm bảo tầm
nhìn ban ngày và ban đêm, hạn chế lực xung kích, lực ly tâm theo chiều đứng.
Câu 39: Các điểm
khống chế trên bình đồ?
-Thành phố, thị trấn
tập trung dân, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa.
-Điểm vượt sông,
suối, đèo.
-Các tuyến đường khác
trong mạng lưới đường.
-Điểm đầu tuyến, cuối
tuyến
Câu 40: Định vị cống?
-Cống địa hình được
đặt tại vị trí tuyến đường giao với khe tụ thủy.
-Cống cấu tạo được
đặt tại vị trí thích hợp đảm bảo cho chiều dài rãnh biên tối đa 500m với rãnh
hình thang và tối đa 250m với rãnh hình tam giác.
Câu 41: Mục đích của
thiết kế sơ bộ?
Thiết kế sơ bộ nhằm
mục đính lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi nhằm phục vụ cho quá
trình chuẩn bị đầu tư, là 1 bước trong việc lập dự án, tạo tiền đề cho bước
tiếp theo là thiết kế kỹ thuật nằm trong giai đoạn thực hiện đầu tư. Trong TK
sơ bộ sẽ đề xuất các phương án khác nhau để phân tích, so sánh lựa chọn giải
pháp kiến nghị cuối cùng.
Câu 42: Mối liên hệ
giữa bình đồ, trắc dọc, trắc ngang trên tuyên?
Trắc dọc và trắc
ngang trên tuyến được vẽ dựa vào số liệu trên bình đồ. Sau khi vạch tuyến ta sẽ
có các cao độ tự nhiên tại tim đường trên tuyến đi qua, bằng cách cắm các cọc
trên tuyến ta sẽ xác định cao độ các cọc này và dựa vào đấy vẽ được trắc dọc tự
nhiên của tuyến, cao độ giữa các cọc được nội suy từ cao độ 2 cọc liền kề theo
phương dọc tuyến. Trắc ngang được vẽ dựa trên các cọc trên tuyến và trên bình
đồ bằng cách nội suy theo phưng vuông góc với tim đường ra 2 bên.
Câu 43: Mối liên hệ
giữa đường cong đứng và nằm?
-Nên thiết kế số
đường cong nằm bằng số đường cong đứng.
-Nên bố trí đỉnh
đường cong nằm trùng với đỉnh đường cong đứng, nếu lệch nhau thì không được
lệch quá 1/4 chiều dài đường cong nằm.
-Nên thiết kế đường
cong nằm dài và trùm ra ngoài đường cong đứng.
-Không bố trí đường
cong đứng bán kính nhỏ trong đường cong nằm để tránh tạo ra các u lồi hay hố
lõm.
-Nên đảm bảo bán kính
đường cong đứng lõm lớn hơn bán kính đường cong nằm.
Câu 44: Các yếu tố
ảnh hưởng tới cự ly hãm xe?
-Vận tốc trước khi
hãm
-Hệ số bám giữa bánh
xe và mặt đường
-Dốc dọc trên đoạn
hãm
1.Trình tự và nội dung thi công cống .
2.Các loại đất thường
dùng để đắp nền.
3.Căn cứ chọn tốc độ
thi công mặt đường .
4.Lên khuôn đường?
Cách tính khối lượng nền.
5.Chọn độ dốc mái ta
luy như thế nào?
6.Căn cứ chọn máy
trong thi công nền đường.
7.Giải thích tiến độ
thi công theo giờ.
8.Căn cứ chọn tốc độ
thi công nền đường .
9.Mục đích tác dụng
của việc đầm nén đất nền đường.
10.Nêu phương pháp
xác định độ chặt tốt nhất.
11.Kĩ thuật đầm nén
đất nền đường.
12.Trình bày các
phương pháp kiểm tra độ chặt , độ ẩm nhanh tại hiện hiện trường.
13.Nêu phương pháp
xác định độ chặt theo Kavaliep.
14.Nội dung công tác
kiểm tra và nghiệm thu nền đường .
15.Dùng ống cống như
thế nào.
17.Cách chọn lu đầm
nén mặt đường .
18.Các giai đoạn lu
lèn mặt đường đá dăm.
19.Nêu nội dung và
giải thích các chi phí khác trong dự toán XDCB.
20.Biện pháp xử lí
khi thiết kế thi công nền đắp cao .
21.Nội dung KS địa
chất trong thiết kế kĩ thuật
22.Các bước khảo sát
thiết kế tuyến .
23.Các phương pháp
KSĐC công trình .
24.Các bước thi công
cống .
25.Trình tự thiết kế
cống ?Bộ hồ sơ cần lập .
26.Các biện pháp xử
lí nền đất yếu .
27.Khi nào không xử
dụng được biện pháp cọc cát .
28.Điều kiện sử dụng
cọc cát bấc thấm .
29.Các chỉ tiêu so
sánh phương án tuyến chỉ tiêu nào quan trọng nhất ?
30.Thế nào là chiều
dài ảo .
31.áp cống cấu tạo
vào mặt cắt như thế nào ?
32.Nội dung dự toán .
33.Bố trí hệ thống
thoát nước như thế nào .
34.Các giai đoạn
thiết kế đường .
35.Giá thành 1m2 mặt
đường bao gồm?
36.Diện thi công hợp
lí của dây chuyền tổng hợp .
37. Thế nào là thời
gian khai triển hoàn tất .
38.Căn cứ vào đâu
chọn hướng thi công .
39.Mục đích vẽ sơ đồ
lu
40.Nguyên tắc chọn lu
để lu nền mặt đường .
41.Mục đích lập tiến
độ thi công theo giờ .
42.Sử dụng dự phòng
phí như thế nào .
43.Lập tiến độ thi
công chỉ đạo cần lưu ý gì .
44.Khi nào cần đánh
cấp ?yêu cầu ?
45.Các dạng hư hỏng
của nền đường , nguyên nhân .
46.Trình tự thiết kế
khẩu độ cầu nhỏ .
47.Công tác nên khuôn
đường .
48.Tại sao phải lu
nhẹ trước , lu nặng sau .
49.Định vị cống ,
tính KL đào móng cống .
50.Yêu cầu của cấp
phối sỏi sạn trong đồ án .
51.Mục đích của việc
điều phối đất , cách xác định cự li vận chuyển kinh tế.
52.Cách tính diện
tích mặt đường .
53.Trình bày cách cắm
cong ngoài thực địa .
54.Nêu các biện pháp
xử lí nền dốc trước khi đắp.
55.Các loại mối nối
cống .Phạm vi áp dụng .
56.Các loại móng
cống? Phạm vi áp dụng .
57.Khi nào phải gia
cố ta luy nền đường .
58.Tưới nước khi lu
làm gì .
59.Nội dung kiểm tra
và nghiềm thu mặt đường bê tông nhựa .
60.Biện pháp sử lí
nền trước khi đắp .
61.Thế nào là hệ số
đầm nén K .
62.Trình bày các biện
pháp hạ giá thành trong đồ án .
63.Thi công mối nối
ống cống .
64.Yếu tố làm cho
đường ôtô giảm chất lượng .
65.Cách XĐ diện thi
công dây chuyền .
66.Cách XĐ số ca máy
thi công .
67.Cách đắp đất bên
cống.
Chúc thành công nhé
P/S: Nếu nó giúp ích cho bạn, hãy cho tôi một vài lời cảm nhận trên facebook để tôi có động lực gửi cho bạn những bai dang tiếp theo nhé.
0 nhận xét:
Post a Comment