Wednesday, June 27, 2018

150 câu hỏi đồ án Tốt nghiệp Đại học Xây dựng

·        Chào bạn sinh viên sắp được thoát xác, 4 năm đại học trôi qua thật nhanh, chẳng còn mấy nữa bạn sẽ bảo vệ đồ án cuối cùng của quãng đời sinh viên
·        Hôm nay, Tôi có một món quà muốn tặng bạn, ớ phía cuối bài viết này, hãy đọc lần lượt và nhận quà nhé, đảm bảo sẽ hữu ích cho lần bảo vệ đồ án sắp tới của bạn đấy!
·        Bộ câu hỏi cơ bản trong bảo vệ ĐATN dưới đây là bài tổng hợp những câu hỏi của các môn học bạn đã trải qua như Vật liệu Xây dựng, Bê tông cốt thép, Nền và móng... khá cơ bản và dễ học, nắm chắc từng câu, bạn đã thêm được một phần tự tin để đứng trước hội đồng bảo vệ. Đọc ngay thôi!

·        Câu 1: Nêu tác dụng của dầm dọc (Dầm giằng)?
·        Giữ ổn định cho khung ngang chịu lực.
·        Để xác định các lực xô ngang.
·        Chịu tải trọng thẳng đứng truyền theo phương dọc.
·        Câu 2: Tại sao trong khung bê tông cốt thép, cột khung lại bố trí cốt thép đối xứng, còn dầm khung lại bố trí cốt thép không đối xứng?
·        Cốt thép trong cột bố trí đối xứng vì cột là cấu kiện chịu nén cốt thép chịu mô men sinh ra do tác dụng của lực xô ngang như gió trái, gió phải.
·        Cốt thép trong dầm bố trí không đối xứng vì dầm là cấu kiện chịu uốn, cốt thép chịu mô men sinh ra do tải trọng tác dụng thẳng đứng.
·        Câu 3: Nêu sơ đồ tính toán? So sánh sơ đồ tính khớp dẻo và sơ đồ đàn hồi?
·        Sơ đồ khớp dẻo cho phép nứt còn sơ đồ đàn hồi không cho phép nứt.
·        Sơ đồ khớp dẻo không được tính cho sàn mái, sàn khu vệ sinh, sàn ban công. Sơ đồ đàn hồi cho phép tính tất cả các loại cấu kiện.
·        Câu 4: Tại sao không tính cốt đai trong sàn?
·        Thông thường lực cắt trong bản sàn nhỏ, bê tông đủ khả năng chịu cắt, nhưng trong bảng tổ hợp nếu có tải trọng lớn vẫn phải kiểm tra theo cường độ chịu cắt.
·        Câu 5: Nêu cách tính toán cầu thang (Tính toán bản thang, dầm chiếu tới, dầm chiếu nghỉ )?
·        + Bản thang
:-         Loại có cốn thang: tính như bản sàn truyền lực theo một phương (bản loại dầm), hai phương (bản kê 4 cạnh). Cốn thang tính như dầm đơn giản kê lên hai đầu là dầm chiếu tới và dầm chiếu nghỉ.
-         Loại không có cốn: bản thang cắt dọc 1 (m) theo chiều dài bản thang sau đó tính như dầm đơn giản kê lên dầm chiếu nghỉ và dầm chiếu tới.
·        + Tính dầm chiếu nghỉ và dầm chiếu tới: tính như dầm đơn giản chị lực tập trung khi có cốn thang và lực phân bố khi không có cốn thang.
·        Câu 6: Cách chất tải khung phẳng và khung không gian?
·        Khung phẳng chất tải cách tầng, cách nhịp.
·        Khung không gian chất tải cách ô.
·        Câu 7: Trong khung nút nào quan trọng nhất? Vì sao?
·        Trong khung nút trên, trong cùng, ngoài cùng là nút quan trọng nhất. Vì tại đó mômen lớn nhất nhưng lực dọc lại bé nhất.
·        Câu 8: Trong khung phần tử nào tĩnh định, phần tử nào siêu tĩnh?
·        Trong khung conson là tĩnh định, còn các phần tử còn lại là siêu tĩnh.
·        Câu 9: Hãy nêu cách neo cốt thép của cột tròn tại nút?
·        Cốt thép của cột tròn neo từ dưới lên trên.
·        Câu 10: Cột tròn khác cột chữ nhật ở điểm nào?
·        Cột tròn khác cột chữ nhật ở chỗ là hình dáng, cách bố trí thép dọc.
·        Cột tròn chịu lực nén từ trong ra ngoài.
·        Câu 11: Trình tự thiết kế công trình?
-         Chọn thiết kế tiết diện các bộ phận kết cấu.
-         Lập sơ đồ tính toán khung liên kết.
-       Xác định các loại tải trọng tác dụng lên kết cấu. Sắp xếp các loại tĩnh tải và hoạt tải.
-         Tính toán nội lực cho từng loại tải trọng và tổ hợp nội lực.
·        + Tổ hợp cơ bản.
·        + Tổ hợp đặc biệt.
-         Tính toán các loại cốt thép chịu lực, kiểm tra hàm lượng và thống kê vật liệu.
·        Câu 12: Tại sao cần phải bảo dưỡng bê tông?
·        Để cung cấp nước đảm bảo quá trình thuỷ hoá xi măng khi bê tông tăng cường độ.
·        Tránh bê tông bị trắng mặt, rỗ mặt.
·        Câu 13: Tại sao đổ bê tông thương phẩm độ sụt cao hơn bê tông thủ công?
·        Bê tông thương phẩm dùng bơm và có thùng chứa nên có độ sụt cao hơn để có tính linh động dễ hơn. Ngoài ra bê tông thương phẩm phải vận chuyển từ nhà máy đến nên yêu cầu lâu đông kết hơn là bê tông trộn tại chỗ.
·        Câu 14: Tại sao trong đài không bố trí cấu tạo cốt thép?
·        Do bê tông trong đài lớn đủ chịu lực cắt.
·        Câu 15: Cách xác định chiều cao đài móng?
·        Từ điều kiện đâm thủng không kể thép, hđài, 2d (d: đường kính đài cọc).
·        Câu 16: Thế nào là trạng thái cân bằng giới hạn?
·        Trạng thái số khớp dẻo xuất hiện làm cho kết cấu trở thành hệ tĩnh định.
·        Trạng thái giới hạn là trạng thái ứng với kết cấu không còn khẳ năng chịu lực vì không còn điều kiện trên đặt ra cho nó như điều kiện cường độ, độ ổn định, mỏi.
·        Câu 17: Tác dụng cốt thép cấu tạo, cốt giá?
·        Giữ ổn định cho thép dọc chịu lực khi đổ bê tông và sự co ngót tự nhiên trong bê tông.
·        Bị đầm cao? 70 (cm), bề rộng lớn thì cốt giá còn giảm sự phình nở bê tông ở giữa tiết diện dầm, đồng thời giữ ổn định cho cốt đai.
·        Câu 18: Ý nghĩa đoạn neo cốt thép?
·        Đảm bảo lực dính giữa bê tông và cốt thép cho kết cấu làm việc.
·        Câu 19: Khi nào tính toán theo sơ đồ khớp dẻo và sơ đồ đàn hồi?
-         -   Sơ đồ đàn hồi: là sơ đồ mà vật liệu còn làm việc trong miền đàn hồi. Khi tính toán theo sơ đồ đàn hồi thì nội lực trong kết cấu không có sự phân phối lại khi chịu lực.
        -  Sơ đồ khớp dẻo: là sơ đồ mà vật liệu làm việc khi xuất hiện các khớp dẻo. Khi tính toán theo sơ đồ biến dạng dẻo thì có sự phân bố lại nội lực.
·        + Sàn nhà công nghiệp và sàn nhà dân dụng bình thường tính theo sơ đồ biến dạng dẻo để tiết kiệm vật liệu.
·        + Sàn nhà chịu tải trọng động hoặc trong mội trường dễ bị ăn mòn nên tính theo sơ đồ đàn hồi (sàn WC, panel).
-         Nguyên lý:
·        + Sơ đồ đàn hồi A? 0,42.
·        + Sơ đồ biến dạng dẻo A? 0,3.
·        Câu 20: Chọn tiết diện dầm dựa vào yếu tố nào?
-         Độ mảnh cột nhà;
-         Tải trọng tác dụng;
-         Điều kiện độ võng cho phép.
·        Câu 21: Tại sao phải khống chế hàm lượng? max? min?
·        Min là hàm lượng tối thiểu để cốt thép chịu những ứng suất phụ do co ngót tự nhiên của bê tông.
·        Max là trị số khống chế cốt thép không để nhiều quá gây ra hiện tượng co cốt thép, cốt thép nhiều sẽ cản sự co ngót của bê tông, gây nứt cho bê tông, đồng thời để tận dụng hết khả năng làm việc của hai loại vật liệu này.
·        Câu 22: Vẽ các mặt bằng của kết cấu để làm gì?
·        Để xác định tải trọng truyền lên dầm khung, xác định vị trí dầm khung chịu lực của từng sàn.
·        Câu 23: Ô bản panel tính toán võng như thế nào?
·        f =f1 - f2 + f3
·        f1: độ võng do toàn bộ tải trọng tác dụng ngắn hạn.
·        f2: độ võng do tải trọng dài hạn tác dụng ngắn hạn.
·        f3: độ võng do tải trọng dài hạn tác dụng dài hạn.
·        Câu 24: Tại sao hoạt tải phải đặt lệch tầng, lệch nhịp?
·        Hoạt tải xếp lệch tầng, lệch nhịp cho được trị số mômen dương ở dầm lớn nhất là bất lợi nhất.
·        Hoạt tải đặt lệch tầng, lệch nhịp phản ánh gần sát với thực tế về điều kiện sử dụng.
·        Không có trường hợp hoạt tải chất toàn khung vì như vậy không phản ánh điều kiện sử dụng thực tế.
·        Câu 25: Ưu nhược điểm bản thang có cốn và không có cốn?
·        Bản thang có cốn nhịp tính toán ngắn (giữa cốn).
·        Bản thang không có cốn nhịp tính toán là hai đầu liên kết, dài hơn nên cần chú ý võng. Do đó bản không có cốn sẽ có độ võng nhiều hơn và bất lợi hơn.
·        Câu 26: Tác dụng của cốt đai trong cột?
·        Cốt đai trong cấu kiện chịu nén có tác dụng giữ ổn định cho cốt dọc chịu nén. Cốt đai cũng có tác dụng chịu lực cắt. Người ta chỉ tính tới cốt đai khi cấu kiện chịu lực lớn còn thông thường thì bố trí theo cấu tạo.
·        Câu 27: Xác định gió nội và gió ngoại khác nhau như thế nào?
   -         Gió nội: là gió sinh ra bê trong lòng công trình do sự chênh lệch áp lực nhiệt và áp lực khí động? bốc mái.
     -         Gió ngoại: là gió từ bên ngoài tác động trực tiếp lên bề mặt ngoài kết cấu? sinh ra mômen cho khung làm uốn cột.
·        Câu 28:Khi nào thì dùng sàn panen, khi nào thì dúng sàn toàn khối?
·        Sàn panen được dùng cho mặt bằng có kích thước chuẩn, có điều kiện thi công cơ giới, thường dùng trong các nhà công nghiệp.
·        Sàn toàn khối được dùng cho các loại nhà có mặt bằng không theo một qui tắc nhất định, nhỏ, hoặc các nhà có yêu cầu đặc biệt, dùng trong nhà dân dụng.
·        Câu 29: Trong nhà làm việc theo một phương và hai phương, kích thước cột làm việc như thế nào cho hợp lý?
·        Chọn kích thước cột chữ nhật (vuông) kích thước cạnh lớn theo phương mômen lớn nhất hoặc để an toàn ta có thể chọn cột vuông kích thước lấy theo mômen lớn nhất.
·        Câu 30: Tại sao khi tính toán phải tính gió theo phương vuông góc với trục nhà?
·        Vì khi tính vuông góc với trục nhà tải gió sẽ lớn nhất, nếu tính nghiêng một góc a thì tải trọng gió phải nhân thêm cosa (mà cosa thường nhỏ hơn 1)? Áp lực gió sẽ nhỏ.
·        Câu 31: Khi tính toán nhà cao tầng trên nền đất yếu, tránh dao động bằng cách nào?
·        Các dao động nếu đến từ bên ngoài thì ta tiến hành cách ly nền móng với khu vực có dao động (đào mương, rãnh…)
·        Khi tính theo sơ đồ phẳng thì ta chọn phương nào nguy hiểm nhất để tính khung, móng thường là phương ngắn, cấu tạo thép sao cho chịu được tải trọng nguy hiểm nhất theo phương đó.
·        Câu 32: Hãy nêu quan niệm cấu tạo dầm móng?
·        Ở những nơi đất không đồng nhất, để tránh lún không đều nên tăng cường độ bằng cách làm sườn dọc (dầm móng). Về cấu tạo dựa trên sơ đồ tính, phương pháp tính, khả năng làm việc, phương làm việc của kết cấu, quan niệm tính toán, tuy nhiên phải tuân theo các qui phạm.
·        Câu 33: Sê nô có ảnh hưởng như thế nào đến nội lực của khung? Giải quyết conson như thế nào khi giải khung bằng máy?
·        Sê nô làm cho mômen trong khung tăng lên mômen âm ngay gối và mômen cột.
·        Khi giải khung bằng máy consol trong khung ta qui về mômen đặt tại nút khung của conson hoặc có thể xem conson là một phần tử giới hạn giữa hai nút.
·        Câu 34: Hãy nêu lí do thay đổi kích thước cột?
·        Lý do để thay đổi kích thước cột là: tiết kiệm vật liệu, tiết diện hợp lý với tải trọng, theo yêu cầu kiến trúc.
·        Câu 35: Có thể thay đổi mác bê tông mà giữ nguyên kích thước cột được không?
·        Phải tính lại vì hàm lượng cốt thép cũng sẽ thay đổi theo.
·        Câu 36: Khi tính gió nếu mặt đón gió so le thì có xem là phẳng được không?
·        Tính gió nếu mặt đón gió so le thì có thể xem là phẳng được, vì khi tính tải trọng gió tác dụng vuông góc lên bề mặt công trình khi công trình cao? 40 (m) thì xét đến gió động.
·        Câu 37: Khi thay đổi tiết diện dầm, nếu tính theo trục của dầm chính (lớn) thì dầm nào không an toàn?[post_ads]
·        Dầm consol, và dầm nhỏ.
·        Câu 38: Cách tính chỗ giao nhau giữa hai khung?
·        Tính theo phương ngang, phương dọc sau đó lấy nội lực lớn nhất đặt chỗ giao nhau.
·        Cột đặt trên dầm thì cột truyền lực lên dầm.
·        Câu 39: Liên kết giữa móng và kết cấu bên trên dùng liên kết gì?
·        Khi liên kết giữa móng và kết cấu bên trên thì ta dùng liên kết ngàm.
·        Câu 40: Hãy cho biết sự khác nhau giữa khung cứng và vách cứng?
·        Khung là một hệ dầm cột chịu nội lực do tải trọng công trình và tải trọng gió gây ra.
·        Vách cứng là vách chịu nội lực do tải trọng gây ra.
·        Phương pháp tính khung và vách cứng:
·        + Phương pháp chuyển vị: phương pháp tính bằng máy.
·        + Phương pháp lực.
·        Quan niệm tính:
·        + Tính theo sơ đồ đàn hồi (trạng thái 1).
·        Tại sao chon phương pháp khanzi?
·        Chọn phương pháp khanzi vì tính toàn đơn giản, ưu điểm nổi bật là nó có thể tự động khử được những sai lầm trong tính toán (thực hiện phép lập)? Bản chất nó là phương pháp chuyển vị.
·        Câu 41: Tại sao dầm dọc và dầm ngang không gia cường thép? Tại sao phải đặt đai dày?
·        Dầm dọc và dầm ngang không gia cường thép vì thường tải trọng nhỏ, không chịu lực chính.
·        Đặt đai dày để tránh phá hoại theo tiết diện nghiêng (hay còn gọi là chống cắt).
·        Đai gia cường từ gối đến lực tập trung đầu tiên đặt trong khoảng là L/4.
·        Câu 42: Hãy nêu phương pháp tính cầu thang?
·        Khi tính cầu thang tính theo dầm đơn giản (hai đầu là khớp). Quan niệm tính theo sơ đồ đàn hồi (hay nói cách khác phương pháp tính cầu thang theo kết cấu hệ tĩnh định).
·        Câu 43: Nêu tác dụng của khe nhiệt và khe lún?
·        Tác dụng của khe nhiệt là làm cho kết cấu không bị biến dạng khi nhiệt độ thay đổi. Khe nhiệt tính từ mặt móng lên đến hết mái (phần ngầm coi như không bị biến dạng do nhiệt).
·        Tác dụng của khe lún là làm cho kết cấu không bị biến dạng khi lún. Khe lún tính từ đáy móng đến hết mái).
·        Câu 44: Đối với nhà cao tầng khi có tải trọng gió thì có kể đến chuyển vị không?
·        Đối với nhà cao tầng khi có tải trọng gió thì phải kể đến chuyển vị.
·        Để lợp ngói trên cao ta phải dùng máy vận thăng, cần cẩu,…
·        Để giữ ngói không bay ta phải tránh để gió nội bốc mái.
·        Câu 45: Khi nào dùng liên kết cứng, khi nào dùng liên kết khớp?
·        Dùng liên kết cứng khi kết cấu là một hệ siêu tĩnh.
·        Dùng liên kết khớp khi kết cấu là một hệ tĩnh định.
·        Câu 46: Dùng móng cọc giải quyết vấn đề gì là chủ yếu?
·        Hạn chế được biến dạng lún có trị số lớn, biến dạng không đồng đều của nền, đảm bảo ổn định khi có tải trọng ngang tác dụng, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm được vật liệu trong thi công.
·        Câu 47: Ép cọc khi nào không cần ép tĩnh?
·        Khi công trình ở ngoại vi thành phố không ảnh hưởng đến xung quanh.
·        Câu 48: Xác định móng trên nền đất, đá khác nhau như thế nào? Khi nào phải thiết kế móng băng theo hai phương?
·        Xác định móng trên nền đất dựa vào tải trọng tiêu chuẩn tính toán theo trạng thái giới hạn II biến dạng (độ lún).
·        Xác định móng trên nền đá là dựa vào tải trọng tính toán, kiểm tra theo trạng thái giới hạn cường độ (không cần tính lún).
·        Khi tải trọng lớn, nền đất yếu thì ta thiết kế móng băng theo hai phương.
·        Câu 49: Nhà nhiều tầng trên nền đất yếu tránh dao động bằng cách nào?
·        Khi tính toán ta chon trường hợp bất lợi nhất, hệ số an toàn cao? Không kinh tế.
·        Cách ly công trình với những giao động do tác động ngoài.
·        Khi tính theo sơ đồ phẳng thì ta chọn phương nào có dao động lớn nhất để tính.
·        Câu 50: Khi tính móng hộp dựa vào vấn đề gì?
·        Khi tính móng hộp dựa vào biểu đồ nội lực của kết cấu mà tính.
·        Câu 51: Khi chon tiết diện cọc dựa trên cơ sở nào? Tại sao? Trình tự thiết kế cọc?
·        Chọn tiết diện cọc dựa trên chiều sâu chôn cọc (chiều dài cọc), công suất thiết bị vận chuyển và móng cọc. Ngoài ra chiều dài tiết diện, cường độ vật liệu và cốt thép dọc có quan hệ chặt chẽ với nhau.
·        *Giải thích tại sao:
·        Trình tự thiết kế cọc sau khi xác định tải trọng truyền xuống móng.
·        + Chọn vật liệu làm cọc và kết cấu móng.
·        + Chọn chiều sâu đặt đài cọc dựa vào điều kiện địa chất.
·        + Xác định sức chịu tải của cọc.
·        + Xác định sơ bộ kích thước đài cọc.
·        + Xác định số lượng cọc (lúc này tải trọng phải kể thêm đất phủ trên đài và đài cọc).
·        + Cấu tạo và tính toán đài cọc.
·        + Kiểm tra lực tác dụng lên cọc phải nhỏ hơn sức chịu tải của cọc.
·        + Kiểm tra lực tác dụng lên nền đất.
·        + Kiểm tra độ lún của móng cọc.
·        + Xác định độ chối thiết kế của cọc.
·        + Kiểm tra cọc khi vận chuyển và cẩu lắp.
·        Câu 52: Phương pháp đóng cọc và cọc khoan nhồi khác nhau như thế nào?
·        + Đóng cọc: dùng máy ép hoặc đóng xuống nền đất.
·        + Khoan nhồi: khoan lấy đất lên tạo lỗ, sau đó đặt cốt thép và đổ bê tông.
·        Câu 53: Dùng cách nào để kiểm tra độ sâu cọc?
·        Trước khi đóng cọc trên cọc ta vạch những mực thước sâu, khi đóng nhìn vào kiểm tra.
·        Câu 54: Cọc đóng từ trong ra ngoài hay từ ngoài vào trong?
·        Khi đóng cọc thì ta đóng cọc theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài.
·        Câu 55: Khi nào cần tính độ chối?
·        Khi cần kiểm tra khả năng chịu tác dụng của tải trọng công trình (nếu độ chối thực tế nhỏ hơn độ chối thiết kế thì cọc có khả năng chịu được tác dụng của tải trọng).
·        Nếu độ chối thực tế lớn hơn độ chối thiết kế thì cần bổ sung hoặc thiết kế lại cọc trong móng.
·        Câu 56: Làm thế nào để biết cọc chịu uốn?
·        Khi tải trọng ngang rất lớn.
·        Khi thi công cọc ép, nối cọc theo phương pháp hàn bản thép nối với bản thép chờ sẵn và định vị bằng cọc tim chờ sẵn.
·        Áp lực ép chọn bằng 1,3? 2 lần sức chịu tải tính toán của cọc là hợp lý.
·        Dùng đai xoắn nhằm tăng cường khả năng chịu chấn động khi đóng cọc, đại này chịu lực tốt nhưng thi công khó.
·        Câu 57: Cọc dưới vách cứng và dưới móng có khác nhau không?
·        Không khác nhau vì cách làm việc của cọc như nhau.
·        Móng được xem là tuyệt đối cứng: là khi móng hoàn toàn không chịu uốn (móng cứng là móng chịu uốn rất ít hay nói cách khác là rất nhỏ).
·        Câu 58: Tại sao bố trí cốt thép đều trong cọc? Tại sao đầu cọc phải đặt cốt đai dày?
·        Bố trí thép đều trong cọc là vì khi cẩu lắp có mômen âm và dương? Chịu được cả hai.
·        Đầu cọc đặt cốt đai dày nhằm tăng khả năng chịu tải khi đóng (tải trọng cục bộ)? Tránh vỡ đầu cọc.
·        Câu 59: Móng băng khi tính toán nguyên hệ và chia ra thành các phần khác nhau thì cách nào là hợp lý và kinh tế?
·        Móng băng khi tính nguyên hệ thì hợp lý hơn và kinh tế hơn.
·        Điều kiện để bỏ đầu thừa của móng băng là:
·        + Ngay tại các khe lún
·        + Ngay tại cột đầu tiên (do M = 0)
·        + Thi công cổ cột móng băng trên một khối không bị nứt.
·        Câu 60: Móng băng và móng đơn có gì khác nhau? (ưu, khuyết điểm, giá thành, độ ổn định).
·        Căn cứ vào hồ sơ địa chất (hố khoan, tính chất cơ lý của đất).
·        Căn cứ vào cao độ qui hoạch của khu và cao độ thiết kế của công trình.
·        Câu 61: Hãy nêu sự khác nhau giữa móng băng và móng kép?
·        Móng băng là móng có sườn, tải trọng phân bố trên chiều dài sườn (phản lực nền).
·        Móng kép là móng không có sườn, bản chịu lực, tải trọng tác dụng tập trung giống như móng đơn.
·        Câu 62: Khi tính biến dạng nền phải chấp nhận giả thiết gì?
·        Độ lún tính toán Stt? [S]
·        ?S? [?S]
·        Câu 63: Vị trí và dầm giằng phải bố trí như thế nào đối với khung bên trên và móng bên dưới cho hợp lý?
·        Dầm giằng bố trí ngay tại mối nối giữa cốt thép dọc của cột và thép chờ của cột chôn sẵn trong móng, chỗ nối thép này được chọn ở nơi thuận tiện cho thi công có thể ở ngay mặt móng hoặc có thể ở mặt nền nhà.
·        Câu 64: Hãy nêu sự khác nhau giữa lún và lún lệch?
·        Lún là độ biến dạng của nền đất khi chịu tải trọng.
·        Lún lệch là sự chênh lệch độ biến dạng của nền móng khi chịu tải trọng.
·        Lún lệch nguy hiểm hơn nó sẽ gây phá hoại kết cấu công trình.
·        Câu 65: Lực cắt khác với lực xuyên thủng như thế nào?
·        Lực cắt là nội lực của kết cấu sinh ra do ứng suất tiếp trong quá trình chịu tải.
·        Xuyên thủng là lực dọc (nội lực) sinh ra do ứng suất kéo chính.
·        Câu 66: Căn cứ vào cơ sở nào để chọn lớp đất đắp? Lớp đất gia tải?
·        Nếu là cọc đầu tiên thì nhổ lên rồi khoan mổi cho qua khỏi lớp đó sau đó đóng đủ độ sâu theo thiết kế.
·        Nếu là cọc thử thì ta đập bỏ đầu cọc coi như đến đó là đạt và đóng tiếp cho cọc hàng kế.
·        Nếu hàng nào cũng vậy (thường 2 ? 3 hàng) phải xem xét tính toán lại.
·        Câu 67: Thế náo là nền WRINKLER? ưu và khuyết điểm?
·        Nền WRINKLER là phương pháp hệ số nền giả thiết là tại mỗi điểm ở mặt đáy móng của dầm trên nền đàn hồi, cường độ của tải trọng (R) tỷ lệ bậc nhất với độ lún (độ lún này bằng độ võng của dầm s = y) như vậy R, C, Y, (X) với C là hệ số nền.
·        + Nền WRINKLER còn gọi là nền đàn hồi biến dạng cục bộ.
·        + Mô hình là dãy vô số lò xo làm việc độc lập với nhau.
    -         Ưu điểm:
·        Đơn giản, tiện dụng trong tính toán, thiết kế gần đúng với thực tế được dùng ở những nền đất yếu, rất yếu.
     -         Nhược điểm:
·        Không phản ánh được tính phân phối hay liên hệ được của đất nền vì đất có tính ma sát trong nền khi chịu trọng tải cục bộ thì đất có thể lôi kéo hay gây ra lún vùng lân cận ( ngoài phạm vi đặt tải ) cùng làm việc chung.
·        + Khi nền đất đồng nhất thì trọng tải phân bố đều liên tục trên dầm, theo mô hình này dầm sẽ lún đều và biến dạng nhưng thực ra khi trọng tải tác dụng phân bố đều thì dầm vẫn bị uốn ( võng ) ở giữa nên ảnh hưởng xung quanh nhiều hơn như vậy sẽ lún nhiều hơn ở đầu dầm.
·        + Khi móng tuyệt đối cứng, tải trọng đặt đối xứng thì móng sẽ lún đệu theo mô hình này như vậy ứng suất đáy mong sẽ phân bố đều nhưng theo đo đạc thực tế thi ứng suất phân bố không đều.
·        + Hệ số nền C có tính chất qui ước không rõ ràng, C không phải là một hằng số.
·        Câu 68: Tại sao khi móng cọc đài cao? Đải thấp? Cách kiểm tra xuyên thủng?
·        Tính móng cọc đài cao khi công trình nằm ở nơi đất thấp, nhiều nước khó thi công đài, cần phải thi công nhanh, gấp rút móng.
·        Tính móng cọc đài thấp khi công trình nằm ở những nơi đất cao, mực nước ngầm sâu, tuy nhiên vật liệu và tải trọng nhiều nhưng bù lại thì móng cọc đài thấp ổn định hơn.
·        + Kiểm tra xuyên thủng:
·        Nếu cọc nằm trong phạm vi hình tháp ép lõm thì không cần kiểm tra.
·        Nếu kiểm tra thì Pct < 0,752.k1.h.b.
·        Câu 69: Khi đóng cọc gặp phải một lớp đất hay một lớp nào khác mà cọc không thể vượt qua thì phải xử lý như thế nào?
·        Móng đơn thiết kế thi công đơn giản, giá thành rẻ nhưng chỉ sử dụng được cho những công trình có tải trọng nhỏ, nền đất tương đối tốt.
·        Móng băng tính toán thi công phức tạp hơn, giá thành cao? Ổn định hơn sử dụng cho những công trình có tải trọng tương đối lớn, nền đất yếu.
·        Câu 70: Tại sao khi thiết kế móng băng thường chọn bản móng nằm dưới, dầm móng nằm trên?
·        Khi tính móng băng ta tính như dầm chư T cho nên đối với trường hợp tính trên mô hình WRINKLER thì ngay chân cột đáy móng chịu kéo, ngay giữa nhịp đáy móng chịu nén do đó ta thiết kế bản móng nằm dưới (cánh chữ T nằm trong vùng chịu nén) sẽ tiết kiệm vật liệu hơn và tăng cường độ chịu nén của kết cấu hơn, hợp lý hơn.
·        Đà móng nằm trên là do mặt trên đà chịu kéo mà bê tông không tính cho chịu kéo nên về mặt cường độ có giá trị tiết như tiết diện chữ nhật (bxh) nên bố trí như vậy là hợp lý về mặt tính toán và biểu đồ sẽ tiết kiệm được vật liệu.
·        + Chú ý: Khi thiết kế móng băng mà bản móng nằm trên, dầm móng nằm dưới là dựa vào biểu đồ nội lực của kết cấu, khi toàn bộ kết cấu chịu kéo? Tiết diện làm việc là (bcxli  không phải là (b x h).
·        +Chú ý khi giải FEAP
      -         Đối với conson: người ta đưa về dạng một lực tập trung và một mô momen tại ngay nút conson (mục đích để giảm bớt số nút phần tử, đơn giản tính toán, nhưng nếu để nguyên cũng được).
        -         Đối với các liên kết biên: tải tại nút các liên kết biên, chỉ đặt được theo các phương tự do, còn các phương bị khoá thì không đặt được.
·        Ví dụ: Liên kết biên là ngàm tại nút không đặt tải P và M được.
·        Liên kết biên là gối cố định thì tại nút không đặt tải P được nhưng M thì được.
·        Liên kết biên là gối di động thì tại nút không đặt tải P theo phương Y được, nhưng theo phương X và M thì được.
·        Câu 71: Thép móng và thép sàn là thép chịu uốn hay chịu cắt?
·        Thép móng và thép sàn là thép chịu uốn.
·        Khoảng cách <20(cm) khi chiều dày bản h? 10(cm).
·        Khoảng cách <15(cm) khi chiều dày bản h?15(cm).
·        Để dễ đổ bê tông thì khoảng cách cốt thép không được nhỏ hơn 7(cm).
·        Số lượng cốt thép phân bố không ít hơn 10%,cốt thép chịu lực thường sử dụng ỉ8.
·        Cốt thép chịu lực cho sàn thường từ ??6?12 (cm).
·        Khoảng cách cốt thép là khoảng cách giữa hai trục cốt thép.
·        Câu 72: Muốn chống thấm khe lún (khe co giãn) ta làm như thế naò?
·        Đối với trên mái:
     -         Ngay tại khe lún ta xây (hoặc đổ bê tông) hai bên một gờ cao >30(cm).
      -         Sau đó dùng mũ bê tông hình chữ U chụp ngoài hai gờ rồi tổtát chống thấm bình thường ,mũ bêtông này chỉ đặt lên gờ chứ không liên kết cứng với gờ.
·        Đối với sàn dưới:
       -         Khi đổ bê tông ta chừa mỗi bên một bu lông chôn sẵn trong bê tông.
        -         Sau khi lót lớp phủ sàn (lót gạch, láng…) chỗ khe lún ta phủ một lớp chất dẻo (sika…) sau đó trên mặt phủ một lớp đồng nữa.
·        Câu 73: Thế nào là tải trọng tính toán? Tải trọng tiêu chuẩn?
·        Tải trọng tiêu chuẩn: là tải trọng khi sử dụng trong điều kiện bình thường.
·        Tải trọng tính toán: là tích số của tải trọng tiêu chuẩn với hệ số an toàn.
·        n: là hệ số an toàn của tải trọng kể tới các trường hợp làm cho kết cấu nguy hiểm hơn không như lúc sử dụng bình thường.
·        Ví dụ: khi ta tính toán dầm sàn ta phải lường trước trường hợp tải trọng tăng lên so với lúc bình thường khi đó n > 1, trong thực tế có khi n < 1 kết cấu lại nguy hiểm hơn, như lúc ta tính sự ổn định của đài nước để đảm bảo không bị nghiêng, đổ thì khi đó tính trọng lượng đài nước ở trạng thái nhẹ hơn bình thường.
·        Câu 74: Nhà cao mấy tầng trở lên thì đươc xem là nhà cao tầng loại I?
·        Nhà cao từ 9 tầng trở lên thì đựoc xem là nhà cao tầng loại I.
·        Câu 75: Sơ đồ kết cấu cứng là gì?
·        Là những nhà và công trình mà kết cấu của nó có khả năng đặc biệt để chịu nội lực gấy ra bởi biến dạng của nền.
·        Câu 76: Móng cứng là gì? Móng tuyệt đối cứng là gì?
·        Móng cứng là móng chỉ chịu lực nén (móng đá hộc, móng gạch…) móng cứng không xét đến khả năng chịu kéo do uốn của vật liệu lằm móng, góc mở? của móng cứng nhỏ hơn hoặc bằng? max, tức là tỷ số H/L không nhỏ hơn trị số nêu trong qui phạm cotg ? ? 2 (với ?=300).
·        -Móng tuyệt đối cứng là móng làm bằng bê tông đá hộc, gạch. Các loại móng này cấu tạo sao cho không xuất hiện ứng xuất kéo trong chânmóng làm cho móng bị nứt, muốn vậy thì phải lấy cotg?=H/L.
·        Câu 77: Chiều dài đoạn cốt thép chôn vào móng dài bao nhiêu?
·        Đoạn cốt thép chôn vào móng với các thanh chôn sâu vào suốt chiều cao và chiều dài bằng 30d (kể cả đoạn bẻ ngang).
·        Đoạn thép khung nối vào thép chờ ?30 d.
·        Câu 78: Tại sao gọi là nền đàn hồi? Tính dầm trên nền đàn hồi?
        -         Nền đàn hồi: sử dụng khi công trình đặt trên đất mềm, dưới tác dụng của tải trọng công trình, nền đất có biến dạng lớn làm cho công trình bên trên cũng bị biến dạng theo, do đó gây ra các ứng lực trong kết cấu của công trình, các nền đất có biến dạng lớn người ta gọi là nền đàn hồi.
        -         Dầm trên nền đàn hồi: dầm được đằt trên nền đàn hồi gọi là dầm trên nền đàn hồi (móng băng được gọi là móng dầm).
·        + Tại sao gọi là tính dầm trên nền đàn hồi?
         -         Tính toán trạng thái ứng suất, biến dạng của công trình xây dựng trong điều kiện cùng làm việc với nền mềm (nghĩa là cùng biến dạng với nền) được gọi là tính toàn dầm (kết cầu) trên nền đàn hồi.
·        + Khi nào thì tính dầm trên nền đàn hồi?
     -         Khi kết cấu có độ cứng hữu hạn người ta quen gọi là kết cầu mềm (EJ = 0), khi nền biến dạng kết cấu trên nền phát sinh nội lực (do biến dạng): móng băng.
       -         Kết cấu mềm tuyệt đối (EJ = 0) khi nền biến dạng thì kết cấu biến dạng theo, vì vậy mà trong kết cấu không sinh nội lực.
        -         Kết cấu cứng tuyệt đối (EJ = vô cùng) dù nền biến dạng thế nào thì kết cấu không biến dạng gì, nhưng thật ra có biến dạng nhỏ có thể bỏ qua được (như: trụ cầu, móng mái, kiểu ống khói).
        -         Khi kiểm tra điều kiện áp lực nhằm đảm bảo cho vùng biến dạng dẻo trong nền hơi biến dạng.
·        Pth < Rtc
·        Pmax <= 1,2.Rtc
·        Do đó có thể coi nền là biến dạng tuyến tínhvà chỉ khi nền la biến dạng tuyến thì mới xác định được ứng suất trong nền theo cac công thức của lý thuyết đàn hồi va mới tính được biến dạng của đất nền theo các phương pháp hiện nay.
·        + Các mô hình nền đất:
·        Mô hinh WRINKLER.
·        Mô hình bán không gian đàn hồi.
·        Mô hình nền móng.
·        Mô hình nền tạm.
·        Mô hình đàn hồi với hai hệ số nén.
·        Mô hình lớp đàn hồi hữu hạn.
·        + Tại sao tính dầm đàn hồi trên nền WRINKLER?
·        Đối với những nền đất mềm mô hình WRIKLER phủ hợp, gần đúng với thực tế, vừa đơn giản, vừa tiện dụng trong tính toán thiết kế.
·        Trong điều kiện nước ta ở những vùng đồng bằng sông Hồng, sông cửu Long đất mềm chứa nhiều nước, mực nước ngầm cao: Tính phân phối đất yếu do đó ta chọn mô hình nền đất là mô hình WRINKLER.
·        Câu 79: Khi nào thì sơ đồ tính toàn móng băng là dầm liên tục?
·        Đó là khi kết cấu bên trên tuyệt đối cưng (EJ = vô cùng), nhưng điều này thực tế không xảy ra vì kết cấu phần trên không tuyệt đối cứng.
·        Câu 80: Khi chọn chiều sâu chôn móng thì chon theo điều kiện nào?
·        Khi chọn chiều sâu chôn móng thường chọn bằng 1/15 đến 1/12 lần chiều cao ngôi nhà.
·        Câu 81: Trong tính toán nền móng thì các chỉ tiêu nào phải lấy chỉ tiêu tính toán?
·        Các chỉ têu như: ?, ?, ?, ?, ?, e, … phải lấy chỉ tiêu tính toán. (Lỗi ký tự)
·        Câu 82: Tại sao khi thiết kế nền móng lại sử dụng tải tiêu chuẩn?
·        Khi thiết kế nền móng (lựa chọn kích thước của móng) là việc kiểm tra biến dạng, xác định theo tính toán không được vượt quá trị số giới hạn do các qui phạm qui định để đảm bảo điều kiện bình thường của móng.
·        Hiện tượng vượt tải (khi tính tải trọng tính toán), trong sử dụng thường gây ra trong thời gian ngắn nên không cần kể đến khi tính toán theo trạng thái giới hạn về biến dạng mà chỉ dùng tải trọng tiêu chuẩn.
·        Các nền đất cứng 1/2 đất, 1/2 đá khi chịu tải sẽ đạt tới trạng thái thứ I, trước khi suất hiện trạng thái II. Các nền đất mềm ngược lại gây ra biến dạng rất lớn dù tải trọng còn rất nhỏ, đối với điều kiện vùng châu thổ sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long đất mềm chủ yếu tính theo trạng thái giới hạn II là giới hạn về biến dạng (phần xử lý địa chất chọn ? = 0.85).
·        Câu 83: Tính hệ số nền có mấy cách?
·        Tính hệ số nền có hai cách:
·        + Cách 1: tin cậy, chính xác là dùng thí nghiệm nén.
·        + Cách 2: dựa vào bảng tra.
·        Câu 84: Hãy nêu trình tự tính toán móng băng và móng đơn?
·        Chọn kích thước sơ bộ để tính Rtc.
·        Chọn kích thước chịu tải.
·        Kiểm tra ?tb, ?max, ?min, < Rtc (1.2Rtc).
·        Tính và bố trí thép.
·        Câu 85: Có mấy sơ đồ tính khung?
·        Có hai sơ đồ xác đinh nội lực khi tính khung:
·        + Sơ đồ đàn hồi.
·        + Sơ đồ biến dạng dẻo.
·        Câu 86: Có mấy loại liên kết nút khung? Ưu khuyết điểm của nó?
·        Liên kết cứng (ngàm): độ cứng của khung cao, biến dạng ít, mômen uốn phân bố ra đều đặn hơn ở giữ nút và các thanh, do đó các thanh làm việc hợp lý hơn, làm được nhịp lớn hơn (nếu cột liên kết cứng với móng thường là đơn giản, phổ biến nhất mômen tại chân cột lớn ? tiết diện móng lớn). Khung toàn khối là được cấu tạo với nút cứng.
·        Liên kết khớp: độ cứng của khung lớn, tải trọng gây ra mômen lớn cho bộ phận trực tiếp chịu tác dụng của nó, mômen tập trung vào giữa và chân cột, các tiết diện đó chịu nội lực lớn, thanh làm việc ít hợp lý (nếu cột liên kết khớp với móng) thì tại đây M = 0 mục đích là giảm kích thước đế móng khi gặp nền sâu, tuy nhiên liên kết khớp ở chân cột sẽ làm tăng mômen uốn ở đầu cột và nhịp xà, làm cho các cấu kiện bê trên đó nặng hơn khớp chân cột còn có tác dụng giảm bậc siêu tĩnh của khung, do đó cũng giảm được nội lực phát sinh do không nén đều của gối tựa, do co ngót và từ biến của bê tông.
·        Ngoài ra cần hiểu rằng các liên kết cứng với móng chỉ là tương đối vì dưới tác dụng của tải trọng đất nền sẽ biến dạng và làm cho móng bị xoay đi dù chỉ là rất ít, khi móng bị xoay thì mômen chân cột giảm xuống còn mômen đầu cột và đầu xà sẽ tăng sảy ra sự phân bố nội lực.
·        Câu 87: Trong đồ án độ lún của các móng lấy bằng mấy?
·        Đối với móng đơn: 0.05 ? 0.06 (cm)
·        Đối với móng băng: 0.08 ? 0.1 (cm)
·        Đôi với móng cọc: 0.028 ? 0.033 (cm)
·        Câu 88: Thế nào gọi là cọc chống?
·        Khi khả năng chịu lực của cọc tới hạn mà khả năng chịu lực của đất chưa tới hạn thì gọi là cọc chống, dù đất ở mũi cọc không phải là đất cứng.
·        Câu 89: ?max, ?min trong dầm và cột là gì?
·        + ?min : là hàm lượng cốt thép quá ít bị phá hoại đột ngột (phá hoại giòn) khi bê tông bị nứt thì toàn bộ lực kéo do cốt thép chịu, để tránh điều đó cần phải đảm bảo ? > ?min.
·        + ?max: là lượng cốt thép quá nhiều, trường hợp này cần phải tránh vì không vận dụng khả năng làm việc của cốt thép, và rất nguy hiểm vì dầm bị phá hoại khi biến dạng còn nhỏ, khó đề phòng.
·        Để kết cấu làm việc hợp lý đảm bảo không xảy ra phá hoại dẻo thì ?min < ? < ?max tận dụng hết khả năng làm việc của bê tông và cốt thép.
·        Câu 90: ?max của dầm khác với ?max của cột như thế nào?
·        ?max dầm < ?max cột.
·        ?max dầm = 1.5( % )
·        ?max cột =3( % ), có thể là =6?8 ( % )
·        Câu 91: Cốt thép trong cột tại sao thường đối xứng?
·        Mômen trong cột có cùng trị số nhưng khác nhau.
·        Thuận tiện thi công tránh đặt nhầm thép.
·        Hình dáng cột đối xứng
·        Pn và Rn chênh lệch nhau không lớn khi tính cột không đối xứng.
·        Câu 92: Hãy nêu nguyên tắc làm việc của cốt xiên?
·        Câu 93: Hãy nêu nguyên lý làm việc của cốt đai?
·        Câu 94: Hãy nêu cách đặt cốt thép ở tiết diện chữ T?
(Ba câu hỏi này các bạn tự trả lời nhé.)
·        Câu 95: Khi nào thì liên kết giữa sàn với dầm là ngàm? Là khớp?
·        Là ngàm khi: hs < 1/3 hd.
·        Là khớp khi: hs > 1/3 hd.
·        Câu 96: Khi nào thì liên kết giữa dầm với cột là ngàm? Là khớp?
·        Khi độ cứng đơn vị của cột lớn hơn 6 lần độ cứng đơn vị của dầm thì xem dầm ngàm vào cột.
·        Khi độ cứng đơn vị của dầm lớn hơn 4 lần độ cứng đơn vị của cột thì xem dầm kê lên cột.
·        Câu 97: Khi nào liên kết giữa cột và móng là ngàm? Là khớp?
·        Liên kết là ngàm khi độ lún của móng nhỏ.
·        Liên kết là khớp khi móng có độ lún lớn.
·        Câu 98: Nút cứng là gì?
·        Nút cứng là một khái niệm yêu cầu các thanh đồng qui tại nút.
·        Câu 99: Ngàm đàn hồi là gì?
·        Ngàm đàn hồi là liên kết có độ cứng vừa phải, khi nội lực lớn không còn là ngàm.
·        Câu 100: Khi đưa lực tập trung về lực phân bố thì ta sử dụng điều kiện gì?
·        Có một lực tập trung đưa về lực phân bố bằng cách nhân lực tập trung đó với khoảng cách chịu lực của kết cấu đó.
·        Lực phân bố tam giác bằng 5/8 tam giác đều.
·        Câu 101: Trong công trình xây dựng mômen do tải trọng gió và mômen do tải trọng thẳng đứng thì mômen nào gây ra lớn hơn?
·        Tuỳ thuộc vào mặt bằng và chiều cao cụ thể, thông thường nhà nhỏ hơn 10 tầng thì mômen do tải trọng gió nhỏ.
·        Các công trình cao tầng thì phải tính toán cụ thể.
·        Câu 102: Khi công trình có tầng lửng thì tầng lửng có chịu tải trọng không?
·        Khi công trình có tầng lửng thì tầng lửng vẫn chịu tải trọng gió bình thường.
·        Câu 103: Làm thế nào để có được cặp nội lực nguy hiểm nhất trong tổ hợp nội lực?
·        Phải xét ở tổ hợp tải trọng:
·        -Tổ hợp cơ bản 1: tĩnh tải + hoạt tải thường xuyên + một hoạt tải
·        -Tổ hợp cơ bản 2: tĩnh tải + hoạt tải thường xuyên + tất cả các hoạt tải
·        -Tổ hợp đặc biệt: tĩnh tải + hoạt tải thường xuyên + hoạt tải đặc biệt.
·        Câu 104: Khi tính cột thì có mấy cặp nội lực để kiểm tra?
·        Khi tính cột thì có 3 cặp nội lực để kiểm tra:
·        + Mmax, Ntư
·        + Mmin, Ntư
·        + Nmax, Mtư
·        Ngoài ra cón xét:
·        + Qmax
·        + Mmax, Qtư đối với dầm.
·        Câu 105: Cắt và nối thép trong cột, cắt ở đâu, khi nào được cắt?
·        Nối thép ở chân cột thì thuận lợi cho thi công.
·        n < 4 thanh nối 1 vị trí;
·        n = 5?8 thanh nối 2 vị trí;
·        n>8 thanh nối 3 vị trí.
·        Khi cốt thép chịu nén đúng tâm và lệch tâm bé (e0 < 0,2h0) thì được cắt nối ở một vị trí dù một thanh hay bao nhiêu thanh.
·        Khi cột chịu nén lệch tâm lớn (e0 > 0,2h0)thì tuân theo qui định trên
·        Câu 106: Qui định diện tích số thanh thép được cắt ở ẳ, 1/3, 1/2 chiều dài dầm.
·        1/3ld : Cắt = 2 thanh và = 1/3 lần;
·        1/4ld : Cắt số thanh còn lại.
·        Với mômen dượng vị trí cắt = 1/5ld
·        Câu 107: Công dụng của cốt đai trong cột, tại sao đoạn nối thép, cốt đai phải dầy, cấu tạo cốt đai.
·        Công dụng: chịu lực cắt, giữ ổn định cốt đai, chịu lực khi thi công và chịu lực khi phần nối cốt thép, cốt đai đặt dày.
·        Câu 108: Nếu tính toán khung theo tính chất đối xứng thì sơ đồ như thế nào?
·        Các thanh thép dọc ở phần nối có tính chất giảm nên khoảng cách cốt đai dày còn hạn chế sự nở hông của bê tông cột làm tăng cường độ bê tông lên.
Câu 109: Khung nhà cao tầng khác khung nhà thấp tầng ở cách bố trí cốt thép.
-         Yêu câu nút khung dẻo (cốt đai như thế nào).
-         Nút khung dẻo chống những chẫn động do động đất và dao động công trình.
·        Câu 110: Khi biết M, N kích thước axb hợp lý khi nào?
·        Nếu M nhỏ thì nên cấu tạo móng vuông (a = b).
·        Nếu M lớn nên cấu tạo móng có tiết diện chữ nhật.
·        Móng được thiết kế hợp lý khi: ứng suất dưới đáy móng tương đối đều, với móng lệch tâm thì:
·        + Pmin > 0.
·        + Pmax < 1.2Rtc
·        + Pth < Rtc
·        Câu 111: Khi nào thì tính móng cứng?
·        Móng cứng được tính khi đất nền tốt, ổn định, tải trọng tác dụng đúng tâm.
·        Móng cứng được cấu tạo bằng gạch, đá, bê tông.
·        Câu 112: Khi chọn tiết diện ngang của móng băng căn cứ vào đâu?
·        Chọn chiều rộng móng băng:
-         Căn cứ vào địa chất công trình (cường độ của đất nền);
-         Tải trọng tác dụng.
-         Điều kiện biến dạng của đất nền (độ lún của móng).
·        Chọn chiều cao móng băng:
-         Tải trọng tác dụng;
-         Áp lực của đất nền;
-         Kích thước cột.
·        Câu 113: Hãy nêu các bước tính móng băng?
·        Xác định tải trọng tác dụng xuống móng.
·        Đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn.
·        Chọn chiều sâu chôn móng.
·        Xác định kích thước sơ bộ của đế móng.
·        Xác định cường độ của đất nền.
·        Kiểm tra lún cho móng.
·        Xác định chiều cao móng và kích thước dầm móng.
·        Tính nội lực.
·        Tính toán cốt thép.
·        Tính cốt đai, và cốt xiên.
·        Kiểm tra chất lượng cốt thép.
·        Câu 114: Móng băng là dầm trên nền nào?
·        Móng băng là dầm trên nền đàn hồi.
·        Mô hình tính toán là mô hình WRINKLER (mô hình về biến dạng cục bộ).
·        Móng băng thiết kế theo phương ngang tốt hơn theo phương dọc vì độ cứng theo phương ngang lớn hơn độ cứng theo phương dọc.
·        Câu 115: Nêu công dụng của lớp bê tông lót móng?
·        Bê tông lót trước khi đổ bê tông móng có công dụng làm sạch đáy bê tông móng, ngăn cản sự mất nước xi măng của bê tông móng vào đất nền.
·        Câu 116: Nêu nguyên nhân gây lún không đều?
·        Do tính nén lún của nền đất phân bố không đồng đều trong mặt bằng và do địa hình phức tạp.
·        Do đất bị phá vỡ kết cấu.
·        Do nước chuyển động dưới đất.
·        Do tải trọng đặt lệch tâm và từng phần công trình có tải trọng khác nhau.
·        Câu 117: Nêu tác hại của sự lún không đều?
·        Đặc biệt khi có trị số lớn rất nguy hiểm cho kết cấu siêu tĩnh, gây cản trở cho việc sử dụng công trình và làm mất mỹ quan của công trình.
·        Các kết cấu như tường, khung, sàn mái,...sẽ xuất hiện các nội lực bổ sung có thể làm nứt hỏng kết cấu.
·        Câu 118: Công trình có cần làm giằng móng không?
·        Công trình phải làm giằng móng vì giằng móng nối các móng trong công trình lại với nhau tạo thành hệ không gian cứng. Chịu nội lực sinh ra khi có sự lún lệch của móng. Ngoài ra còn tạo liên kết không gian chống trượt, các móng phân bố đều ứng suất xuống móng tăng ổn định cắt.
·        Câu 119: Thế nào là nền?
·        Nền là chiều dày các lớp đất đá trực tiếp chịu tải trọng của công trình do móng truyền xuống.
·        Câu 120: Đặc điểm cấu tạo móng hợp khối (cách tính toán)?
·        Khi tính toán các móng đơn dưới cột các trục gần nhau tạo thành móng hợp khối. Móng hợp khối là móng có chung bản móng và có từ 2 cột trở lên. Tính toán như bản dầm có tải trọng tác dụng là áp lực đất tác dụng lên đế móng.
·        Câu 121: Khi chọn loại nền móng căn cứ vào những yếu tố nào?
·        Đặc điểm của công trình.
·        Trị số của tải trọng.
·        Nền và móng công trình lân cận.
·        Điều kiện địa chất công trình, điều kiện địa chất thuỷ văn.
·        Các yếu tố khác như chấn động,..
·        Câu 122: Thế nào là móng cứng, móng mềm?
·        Móng cứng là móng không bị uốn khi chịu tác dụng của tải trọng. Khi xác định ứng xuất tiếp xúc dưới đáy móng ta không kể đến độ uốn của móng. Gồm các loại móng gạch đá, bê tông, móng đơn bê tông dưới cột, móng băng bê tông cốt thép dưới tường.
·        Móng mềm (móng có độ cứng hữu hạn) là móng bị uốn đáng kể khi chịu tác dụng của tải trọng. Sự uốn này phân bố lại ứng suất tiếp xúc, phải kể đến ảnh hưởng của uốn gồm: móng băng, móng băng giao thoa bê tông cốt thép dưới các dãy cột.
·        Câu 123: Bảng thống kê cốt thép để làm gì?
·        Để lập dự toán và lập tiến độ thi công, dự toán trước giá thành công trình, để công nhân cắt, uốn thép theo thiết kế.
·        Câu 124: Nêu các chỉ tiêu xác định đất nền?
·        Trọng lượng riêng của đất tự nhiên.
·        Trọng lượng riêng của hạt đất.
·        Độ ẩm.
·        Giới hạn chảy.
·        Giới hạn dẻo.
·        Hệ số thấm.
·        Góc ma sát trong.
·        Lực dính đơn vị.
·        Hệ số nén.
·        Mô đun biến dạng tổng quát.
·        Đánh giá đất theo độ sệt.
·        Đánh giá cát theo độ rỗng.
·        Câu 125: Khi tính toán móng (cũng như các cấu kiện khác) khi nào sử dụng tải trọng tính toán, khi nào sử dụng tải trọng tiêu chuẩn?
·        Khi tính toán cấu kiện theo trạng thái giới hạn 1 (Khả năng chịu lực, sức chịu tải, ổn định) thì ta tính với tải trọng tính toán.
·        Khi tính cấu kiện theo trạng thái giới hạn 2 (Độ biến dạng, lún, võng, khe nứt) ta tính với tải trọng tiêu chuẩn.
·        Câu 126: Tại sao tính võng lại dùng tải trọng tiêu chuẩn?
·        Tải trọng tiêu chuẩn là tải trọng dựa theo qui phạm thiết kế, theo kích thước hình học và tải trọng của chủng loại vật liệu là tải trọng tương đối chính xác và gây từ biến mới lâu dài nên gây võng (???)
·        Còn tải trọng tính toán có kể thêm hệ số độ tin cậy, kể đến yếu tố bất lợi làm tăng giá trị tải trọng do tải lệch với thiết kế, sai lệch khi thi công, sự tăng tải trọng đột ngột. Mà những trường hợp không gây biến dạng, từ biến mà hoạt động được không kể đến.
·        Câu 127: Khi thi công móng cần chú ý những gì?
·        Cần chú ý tim chuẩn, cốt chuẩn.
·        Câu 128: Điều kiện để thi công xong một cọc?
·        Choán đổ bê tông đến độ sâu thiết kế.
·        Thử tải đảm bảo sức chịu tải không có khuyết tật.
·        Câu 129: Tác dụng của thép cấu tạo, cốt giá?
·        Giữ ổn định cốt dọc chịu lực khi đổ bê tông, khi chịu lực, chịu ứng suất cắt.
·        Bề rộng của dầm rộng thì nó còn giảm sự phình, giư ổn định cho cốt đai.
·        Câu 130: Tác dụng của thép phân bố sàn?
·        Giữ ổn định cho cốt dọc, chịu lực theo phương kia.
·        Câu 131: Ý nghĩa của lớp bảo vệ cốt thép?
·        Chống xâm thực ăn mòn cốt thép, tạo lực dính giữa bê tông và cốt thép.
·        Yêu cầu: Dầm h > 250 an = 2 cm.
·        Bản hb < 10 cm an = 1 cm; hb < 1cm an = 1,5 cm.
·        Móng an = 5 ? 7 cm
·        Câu 132: Ý nghĩa của đoạn neo cốt thép?
·        Để đảm bảo lực dính giữ bê tông và cốt thép.
·        Cốt thép không bị kéo tuột dẫn đến bê tông và cốt thép cùng kết hợp làm việc.
·        Câu 133: Khi nào tính toán theo sơ đồ khớp dẻo, sơ đồ đàn hồi?
·        Tính toán theo sơ đồ khớp dẻo: BT mác < 300; A < 0,3; tính cho những công trình bình thường, thường không có xâm thực cốt thép.
·        Tính toán theo sơ đồ đàn hồi, không nứt đối với những công trình quan trọng.
·        Câu 134: Số cọc thử nén tĩnh là bao nhiêu?
·        Số cọc thử nén tĩnh là 1% và = 1 cọc.
·        Câu 135: Cách xác đinh chiều dài cột khung một tầng 1?
·        Kể từ đỉnh móng trở lên mức sàn.
·        Câu 136: Kỹ thuật đổ bê tông đài cọc?
·        Bằng bơm.
·        Câu 137: Đổ bê tông bằng phương pháp bơm khác phương pháp thủ công ở chỗ nào?
·        Độ sụt thủ công 3 ? 4cm; bằng bơm 10 ? 15 cm.
·        Câu 138: Tại sao đổ bê tông bằng phương pháp bơm yêu cầu độ sụt cao hơn?
·        Để bê tông có tính linh động hơn khi đi qua ống của máy bơm.
·        Câu 139: Tại sao phải kiểm tra độ sụt bê tông trước khi đổ bê tông móng cột, móng khung?
·        Độ sụt phản ánh độ dẻo và tính linh động của vữa bê tông, nên bê tông có độ sụt hợp lý mới chui qua khoảng cách cốt thép để tạo nên lớp bảo vệ và ít bị rỗ mặt (Nhưng phải khống chế vì liên quan đến thời gian ninh kết và cường độ của bê tông).
·        Câu 140: Chọn tiết diện dầm dựa vào những yếu tố nào?
-         Độ mảnh của cột nhà :
-         Kinh nghiệm.
-         Tải trọng tác dụng.
·        Câu 141: Chọn tiết diện dầm dựa vào những yếu tố nào?
·        Xuất phát từ điều kiện độ võng cho phép.
·        Câu 142: Cách kiểm tra kết quả chạy máy?
·        Tách một phần tử khung và kiểm tra với tải trọng tác dụng.
·        Kiểm tra 3 phương trình cân bằng:
·        Câu 143: Cách điều chỉnh hệ số k1, k2; dựa vào đâu lập được hàm số nào. Điều chỉnh tiến độ bằng cách lập tiến độ thời gian hình thành các quá trình xây dựng.
-         Nếu biểu đồ nhân lực, vật liệu không điều hoà thì chủ yếu đảm bảo số lượng công nhân không điều hoà, nếu thiếu thì phải điều hoà (chỉ thay đổi 10 ? 15%)
·        Số công dư / Tổng số công.
-         Nếu điều chỉnh thì nên điều chỉnh hệ số k1 vì Amax giảm đi đồng thời số công cũng giảm đi, thay đổi có lợi, nhưng giảm Amax thì kéo dài thời gian thi công.
-         Nếu tăng Ath thì có thể rút ngắn thới gian, công và k1 > 1 kéo theo k2 = 0.
·        Cách bố trí cọc trong đài là 3,6.d.
-         Khoảng cách cọc < 3d. Các cọc làm việc gần và giảm sự ma sát giữa các cọc và khoảng cách móng qui ước nhỏ.
-         Khoảng cách giữa các cọc > 6d các cọc làm việc như cọc đơn độc lập.
·        Câu 144: Nguyên tắc bố trí cốt thép trong cọc khoan nhồi, công dụng của thép dọc và thép đai?
-         Thép dọc chịu uốn và nén.
-         Thép đai giữ ổn định cốt dọc, cùng cốt dọc tạo lưới ôm khối bê tông để cho bê tông trong cốt đai chịu nén tốt hơn.
-         Tại sao kéo thép suốt cọc.
·        Vì khi tính toán sức chịu tải của cọc lấy trị số Pv

Hãy like và chia sẻ nhé các bạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi, hay cảm nhận nào bạn hãy comment bên dưới bài viết này nhé. Cảm ơn bạn đã ghé thăm website

0 nhận xét:

 

Nh?n xét m?i!

Loading
X